Báo Đồng Nai điện tử
En

Học tập tấm gương Hồ Chí Minh: Thực hành tự phê bình, phê bình

09:09, 18/09/2012

Đảng bộ Đồng Nai đang “vào đợt” kiểm điểm tự phê bình, phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tập thể Ban thường vụ Tỉnh ủy đã thực hiện kiểm điểm vào ngày 10 - 12 tháng 9 năm 2012. Theo kế hoạch, Thường trực Tỉnh ủy và các Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục kiểm điểm trong 2 đợt nữa: Đợt 2 từ 17 đến 19-9; đợt 3 từ 24 đến 28-9.

Đảng bộ Đồng Nai đang “vào đợt” kiểm điểm tự phê bình, phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tập thể Ban thường vụ Tỉnh ủy đã thực hiện kiểm điểm vào ngày 10 - 12 tháng 9 năm 2012. Theo kế hoạch, Thường trực Tỉnh ủy và các Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục kiểm điểm trong 2 đợt nữa: Đợt 2 từ 17 đến 19-9; đợt 3 từ 24 đến 28-9.

Các đại biểu dự hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Ban thường vụ Tỉnh ủy khai mạc vào ngày 10-9 vừa qua.           Ảnh: C. NGHĨA
Các đại biểu dự hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Ban thường vụ Tỉnh ủy khai mạc vào ngày 10-9 vừa qua. Ảnh: C. NGHĨA

Riêng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, được chấp thuận của Ban chấp hành Tỉnh ủy, sẽ kiểm điểm vai trò của người đứng đầu Đảng bộ tỉnh trước Ban chấp hành Tỉnh ủy vào đầu tháng 10-2012.

Trong kế hoạch, việc kiểm điểm gắn chặt với việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Học tập Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, mọi người đều có thể học tư tưởng, phương pháp tư duy, những bài học, những lời dạy sâu sắc. Còn có thể  học ở Người tấm gương thực hành tự phê bình và phê bình mẫu mực. Việc thực hiện tự phê bình và phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 1 năm 1946 (bài “Tự phê bình”, đăng báo Cứu quốc số 153 ngày 28 tháng 1 năm 1946) là bài học điển hình. Bài tự phê bình vẻn vẹn  trong 652 chữ: Tinh gọn, đầy đủ, rõ ràng; rõ bối cảnh, nhiệm vụ, ưu,  khuyết điểm; rõ tấm lòng chân thực, trong sáng, thành khẩn nhận lỗi và ý chí quyết tâm khắc phục khuyết điểm.

Lời tự phê bình, phê bình bắt đầu bằng tấm lòng thành đối với “đồng bào yêu quí”. Trách nhiệm cá nhân được xác định: Gánh vác vận mệnh nước nhà, dân tộc do nhân dân yêu mến và tin cậy giao cho, “phận sự như người cầm lái, phải chèo chống thế nào để đưa chiếc thuyền Tổ quốc vượt khỏi những cơn sóng gió mà an toàn đi đến bờ bến hạnh phúc của nhân dân”. Bối cảnh kiểm điểm được phân tích cô đọng: Chính phủ vừa ra đời liền gặp những hoàn cảnh khó khăn. Ngoài thế giới, chiến tranh đã hết nhưng hòa bình chưa đến; trong nước bị nạn xâm lăng, miền Bắc bị nạn đói kém; bộ máy thống trị cũ đã bị hủy bỏ nhưng nền nếp dân chủ mới chưa hoàn toàn; dân còn nghèo vì bị thực dân đã vơ vét... Trong hoàn cảnh đó, kết đọng tấm lòng ưu dân ái quốc của người đứng đầu Chính phủ “lo lắng đêm ngày để làm tròn nhiệm vụ của mình cho khỏi phụ lòng của đồng bào toàn quốc”.

Ưu điểm của Chính phủ được nêu khái quát, gồm 5 nội dung: Xây dựng nền độc lập nước nhà, lãnh đạo kháng chiến ở miền Nam, kêu gọi tăng gia sản xuất và cứu đói ở miền Bắc, thực hiện tổng tuyển cử, chuẩn bị thành lập Quốc hội đầu tiên của đất nước.  Khuyết điểm được dành nhiều chữ hơn, phân tích kỹ, cũng rất cô đọng: Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn 6 khuyết điểm lớn: Một là, các nước chưa công nhận nền độc lập 5 tháng tuổi của nước ta. Hai là, kháng chiến chưa thắng lợi. Ba là, các tệ tham ô, nhũng lạm chưa quét sạch. Tư là, nhiều nơi chính trị vẫn chưa vào lề lối. Năm là, chưa tránh hết sự xích mích giữa Hoa kiều và dân Việt. Sáu là, chưa thực hiện tốt chính sách nhân đạo, đảm bảo tính mệnh và tài sản cho kiều dân Pháp. Nguyên nhân của khuyết điểm là do thời gian còn ngắn ngủi, nền dân chủ, độc lập của nước nhà còn mới.

Trước khuyết điểm được nêu rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình: “Sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng, những khuyết điểm kể trên là do lỗi tại tôi”. Điều quan trọng là, thái độ chân thành và ý chí quyết tâm khắc phục khuyết điểm: “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi”. Mục tiêu tự phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh là để sửa chữa khuyết điểm. Cách sửa khuyết điểm là dựa vào dân, tin dân, nhờ ở dân: “Từ nay, tôi mong đồng bào ra sức giúp tôi sửa chữa những khuyết điểm đó bằng nhiều cách, trước hết là bằng cách thi hành cho đúng và triệt để những mệnh lệnh của Chính phủ”.

Người đứng đầu Chính phủ đã tự phê bình và phê bình như vậy, mong là người đứng đầu các cấp ủy Đảng kiểm điểm tự phê bình, phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 hôm nay cũng học tập và làm theo được như vậy.

Huỳnh Tới

 

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích