Báo Đồng Nai điện tử
En

Học tập suốt đời

11:06, 15/06/2018

Chú Tám xe ôm nhận xét:<br>

- Phần đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội với Luật Giáo dục đã qua rồi, nhưng trên mạng xã hội, các diễn đàn cũng còn "ì xèo" dữ à nha!

Chú Tám xe ôm nhận xét:

- Phần đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội với Luật Giáo dục đã qua rồi, nhưng trên mạng xã hội, các diễn đàn cũng còn “ì xèo” dữ à nha!

Anh Tư Bốn trầm ngâm:

- Theo con, các đại biểu Quốc hội đóng góp các ý kiến rất xác đáng nhằm làm rõ mục tiêu của nền giáo dục nước nhà. Có điều, con cho rằng trước hết ngành giáo dục cần xác định rõ triết lý giáo dục là gì cái đã, từ cơ sở nền tảng đó mới “vẽ” nên các mục tiêu giáo dục. Các nước phát triển trên thế giới đều đi theo bước này.

Chú Tám ngơ ngác:

- Triết lý giáo dục là cái gì?

Anh Tư Bốn cười:

- Chẳng hạn, thời xưa thực dân Pháp đô hộ nước mình nên giáo dục chỉ nhằm đào tạo người phục vụ cho bộ máy cai trị. Còn bây giờ, ngành giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước. Theo con, một nền giáo dục cơ bản cần đáp ứng 3 yếu tố: khoa học, đại chúng và nhân văn. Khoa học là cung cấp cho người học kiến thức đúng và sự hiểu biết. Đại chúng là giáo dục cần đến được với tất cả mọi người kể cả người nghèo, chứ không phải chỉ dành cho người có tiền hay tầng lớp thống trị như thời xưa. Nhân văn là học hành làm cho con người hướng đến chân, thiện, mỹ, đến những điều tốt đẹp, nhân ái hơn.

Chú Tám gật gù:

- Bây nói, nghe cũng đúng. Nhà phải xây cái móng trước rồi mới tới các tầng, các phòng chớ.

Anh Tư Bốn ngẫm nghĩ:

- Trong dự thảo Luật Giáo dục, con thấy ít nhắc đến xã hội học tập và học tập suốt đời, trong khi đây là yếu tố rất quan trọng. Con người đâu phải chỉ học ở nhà trường là đủ, mà còn phải từ gia đình, cộng đồng; không chỉ học chữ nghĩa mà còn học cách làm người tốt, người tử tế. Hơn nữa, xây dựng xã hội học tập không chỉ là trách nghiệm của ngành giáo dục, mà là của cả hệ thống chính trị.

Ong mật

Tin xem nhiều