Báo Đồng Nai điện tử
En

Phản văn hóa

10:08, 03/08/2018

Chú Tám xe ôm tấm tắc khen:<br>

- Tao mới coi cái "líp" biểu diễn trong lễ hội đường phố Tinh hoa Hà Nội hội tụ và tỏa sáng, tổ chức nhân kỷ niệm 10 năm Hà Nội mở rộng địa giới. Nhiều điệu múa cổ của Hà Nội như: múa bài bông, múa chạy cờ, múa con đĩ đánh bồng… đã được tái hiện trong lễ hội, thú vị lắm.

Chú Tám xe ôm tấm tắc khen:

- Tao mới coi cái “líp” biểu diễn trong lễ hội đường phố Tinh hoa Hà Nội hội tụ và tỏa sáng, tổ chức nhân kỷ niệm 10 năm Hà Nội mở rộng địa giới. Nhiều điệu múa cổ của Hà Nội như: múa bài bông, múa chạy cờ, múa con đĩ đánh bồng… đã được tái hiện trong lễ hội, thú vị lắm.

Anh Tư Bốn cười:

- Múa con đĩ đánh bồng của dân làng Triều Khúc là một trong những điệu múa cổ nhất của Thăng Long - Hà Nội còn gìn giữ đến ngày nay đó chú. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 8 Bố Cái đại vương Phùng Hưng nổi dậy chống lại nhà Đường, để khích lệ cũng như giải trí cho nghĩa quân, ngài đã cho binh lính đóng giả trang làm phụ nữ, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng với những động tác mô phỏng đời sống nông nghiệp của cư dân xưa. Sau này điệu múa cổ trở thành nghi lễ, vừa là trò vui trong lễ hội của làng.

Chú Tám thắc mắc:

- “Lý lịch” của điệu múa thì rõ rồi, nhưng sao lại lấy cái tên nghe… “tệ nạn xã hội” vậy bây?

Anh Tư Bốn cười phá lên:

- Từ “con đĩ” ngày xửa ngày xưa không mang ý nghĩa “nghề nghiệp” như bây giờ, chú ơi. Ở Phú Thọ có lễ hội Nõ nường, vào lúc nửa đêm sau khi tắt đèn tối thui một đôi trai gái sẽ dùng nõ và nường tượng trưng cho sinh thực khí nam nữ chạm vào nhau 3 lần. Thậm chí trong lúc chạm, đôi nam nữ còn hát nghe có vẻ… vi phạm thuần phong mỹ tục. Nhưng thực tế, đây là nghi thức mong cho âm dương giao hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Chú Tám gật gù:

- Bởi vậy, muốn phê phán thì phải hiểu trước đã. Lấy tư duy, mắt nhìn của người hiện đại đánh giá, phê phán người xưa, coi chừng phản văn hóa.                                                                                            

Ong mật

 

Tin xem nhiều