Báo Đồng Nai điện tử
En

Quyết tâm khắc phục

11:10, 26/10/2018

Chú Tám xe ôm tặc lưỡi:<br>

- Hổng ngờ chuyện đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn lại "hot" tới vậy, đi đâu cũng nghe thiên hạ bàn tán, bình phẩm chuyện tỷ lệ tín nhiệm cao hay thấp.

Chú Tám xe ôm tặc lưỡi:

- Hổng ngờ chuyện đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn lại “hot” tới vậy, đi đâu cũng nghe thiên hạ bàn tán, bình phẩm chuyện tỷ lệ tín nhiệm cao hay thấp.

Anh Tư Bốn cười:

- Người dân quan tâm là vì đây là dịp để bày tỏ sự đánh giá mức độ hài lòng đối với các vị “tư lệnh ngành” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng là hình thức giám sát hiệu quả của Quốc hội, là cơ sở để đánh giá, sắp xếp cán bộ.

Chú Tám gật đầu:

- Bởi vậy, với những vị có phiếu tín nhiệm thấp, loáng thoáng đã có những ý kiến kêu gọi từ chức rồi đó.

Anh Tư Bốn không đồng tình:

- Con cho rằng chưa chi đã đề nghị các vị ấy từ chức là vội vã và thiếu công bằng. Ở mặt nào đó, việc lấy phiếu tín nhiệm đã tạo ra được những áp lực nhất định lên các bộ, ngành cũng như trách nhiệm, nhiệm vụ của người đứng đầu, qua đó các “tư lệnh ngành” tìm hướng khắc phục, sửa chữa. Có ngành ở đợt lấy phiếu tín nhiệm trước đây đạt tỷ lệ thấp thì lần này đã đạt kết quả tốt hơn, như ngành y tế chẳng hạn. Bác Hồ cũng từng nói: “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa”.

Chú Tám trầm ngâm:

- Thời gian qua, 2 lĩnh vực giáo dục và giao thông gặp rất nhiều vấn đề. Thường thì đánh giá mỗi lĩnh vực phải xem xét trong cả quá trình, có thể những điều làm dân chưa hài lòng không chỉ do những người đầu ngành mà có thể do những vấn đề “thâm căn cố đế” đã tồn tại từ lâu, một cá nhân chưa chắc xoay chuyển được tình hình. Nhưng điều mà đại biểu và cử tri quan tâm là quyết tâm khắc phục, sớm sửa chữa sau lá phiếu tín nhiệm. Đó mới là ý nghĩa đích thực của việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Ong mật

Tin xem nhiều