Báo Đồng Nai điện tử
En

Nguyên mà hổng nguyên

10:12, 14/12/2014

- Những người về hưu hay đã nghỉ làm một chức vụ nào đó, người ta hay kêu là "nguyên" hoặc "cựu", như: "cựu tổng giám đốc", "nguyên tổng giám đốc". Nhưng tui hổng biết hai chữ này có khác nhau không, lúc nào thì dùng "nguyên", khi mô thì gọi "cựu" ông hè?

- Những người về hưu hay đã nghỉ làm một chức vụ nào đó, người ta hay kêu là “nguyên” hoặc “cựu”, như: “cựu tổng giám đốc”, “nguyên tổng giám đốc”. Nhưng tui hổng biết hai chữ này có khác nhau không, lúc nào thì dùng “nguyên”, khi mô thì gọi “cựu” ông hè?

- Theo tui hiểu thì “cựu” hay “nguyên” đều nhắc đến cái chức cũ, bây giờ đã thôi. Nhưng nói “cựu” thì có ý là cái chức đó giờ không còn dính líu gì nữa, không còn giá trị gì với cái người đang đề cập nữa. Còn nói “nguyên” là ý muốn đề cập rằng người đó chưa đoạn tuyệt hẳn với cái chức ấy, nói cách khác, cái chức ấy vẫn còn giá trị cho đương sự.

- Ông giải thích tui nghe cũng lùng nhùng lỗ tai quá!

- Cái này là do thái độ dùng thôi. Không dùng “cựu” mà dùng “nguyên” cho các vị đã thôi chức vụ là có ý muốn ghi nhận, khẳng định cái giá trị của những người đã thôi chức vụ và muốn ám chỉ rằng dù không còn làm chức đó nhưng họ vẫn còn đóng góp. . .

- Vậy, nguyên là do người ta kính trọng mà gọi thôi, có phải không?

-  Cái vụ này cũng khó nói lắm cha. Mới đây, báo chí khui ra nhiều vị còn “nguyên”: nguyên tổng thanh tra, nguyên phó chủ tịch, nguyên giám đốc…  nhưng có những sai phạm nghiêm trọng. Mặc dù khi được gọi “nguyên” là trân trọng, nhưng nhiều người chả thích vụ “nguyên” này đâu ông, thứ nhất vì hổng thích về hưu, thứ hai là sợ về hưu rồi, có sự cố lại lôi cái “nguyên” đó ra cũng phiền toái lắm!

- Ừ, thích gì nổi. “Nguyên” kiểu đó làm gì còn… nguyên mà thích! Có khi còn xộ khám nữa chứ hổng chừng!

BA PHA

Tin xem nhiều