Báo Đồng Nai điện tử
En

Những đồng doanh thu cuối cùng

08:07, 12/07/2021

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đang hoành hành dữ dội khắp cả nước, tất cả mọi ngành nghề, địa phương đều bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Trong số đó, nhiều doanh nghiệp (DN) cho hay sự cầm cự của mình đang dần đi tới những giới hạn cuối cùng, sức ép ngày càng nặng nề hơn, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản.

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đang hoành hành dữ dội khắp cả nước, tất cả mọi ngành nghề, địa phương đều bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Trong số đó, nhiều doanh nghiệp (DN) cho hay sự cầm cự của mình đang dần đi tới những giới hạn cuối cùng, sức ép ngày càng nặng nề hơn, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản. Các DN mong muốn Chính phủ cấp thiết có gói hỗ trợ về thuế, lãi vay ngân hàng nhưng đồng thời có giải pháp sớm vãn hồi tình hình, giảm thiểu thấp nhất tác hại do sự lây lan từ dịch bệnh gây ra.

Vấn đề bức thiết nhất hiện nay là chống dịch nhưng làm sao không ảnh hưởng đến sản xuất và không làm gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa. Các DN lo lắng, với tình trạng hiện nay, có thể lâm vào phá sản nên kiến nghị hỗ trợ về thuế, lãi vay ngân hàng và gia hạn nộp bảo hiểm. Dù đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới cùng với các gói trợ cấp khác, song xem ra như vậy vẫn chưa đủ.

Về phần DN, khi các lệnh giãn cách, cách ly xã hội, cách ly y tế ngày càng nhiều, họ buộc phải chủ động các phương án vừa chống dịch, vừa sản xuất trong nhà máy. Sự an toàn cho đội ngũ lao động, việc duy trì chuỗi cung ứng sản xuất ở DN là điều ưu tiên nhất. Nhưng có làm được điều đó hay không còn tùy thuộc vào nguồn cung nguyên liệu và vận chuyển hàng hóa, tức là những ảnh hưởng từ phía bên ngoài xã hội.

Những sức ép ấy khiến cho cộng đồng DN, nhất là các DN nhỏ, mới bước chân vào thị trường khó chịu nổi cú sốc, sẽ lần lượt rời bỏ thị trường, nền kinh tế. Thực tế cho thấy, phần lớn DN phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể, chấm dứt tồn tại đều mới thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài xã hội.

Hiện cả xã hội đang nhìn vào cuộc chạy đua tiêm vaccine và khả năng ngăn chặn các làn sóng dịch bệnh tiềm tàng. Những yếu tố này sẽ là mấu chốt để quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, sự phát triển một cách bình thường của cộng đồng DN.

Một chủ DN trong lĩnh vực tư vấn DN ở TP.Biên Hòa cho rằng thời điểm này, DN của mình lại tăng doanh thu nhưng lòng không vui chút nào, bởi doanh thu đó đến từ việc dừng hoạt động hoặc giải thể cho DN. Dù cung cấp dịch vụ làm thủ tục dừng hoạt động, quyết toán và giải thể cho DN nhưng anh không muốn phải làm việc ấy. Nếu doanh thu tăng mà tăng từ việc làm dịch vụ giải thể thì có nghĩa đó cũng là những đồng doanh thu cuối cùng vì sau đó DN ấy sẽ rời khỏi thị trường sau thời gian dài cầm cự nhưng không nổi.

Văn Gia

Tin xem nhiều