Báo Đồng Nai điện tử
En

Thỏa thuận lịch sử

09:07, 01/07/2019

Như vậy là sau 7 năm đàm phán, 2 thỏa thuận có tính lịch sử là Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức được ký kết trong ngày cuối cùng của tháng 6 tại thủ đô Hà Nội.

Như vậy là sau 7 năm đàm phán, 2 thỏa thuận có tính lịch sử là Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức được ký kết trong ngày cuối cùng của tháng 6 tại thủ đô Hà Nội. Trong đó, EVFTA được cho là sẽ làm thay đổi cục diện xuất khẩu của Việt Nam vào EU và ngược lại. Còn EVIPA sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng đầu tư nước ngoài, thu hút thêm các nhà đầu tư trong một số ngành nghề mà EU có tiềm năng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của kinh tế tư nhân thông qua tác động lan tỏa.

Như vậy là sau 7 năm đàm phán, 2 thỏa thuận có tính lịch sử là Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức được ký kết trong ngày cuối cùng của tháng 6 tại thủ đô Hà Nội.

Được khởi động từ tháng 10-2010, đến cuối năm 2015, Việt Nam và EU đã kết thúc quá trình đàm phán và tích cực thực hiện công tác rà soát pháp lý nhằm tiến tới sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Đến tháng 9-2017, EU chính thức đưa ra một định dạng mới cho hiệp định sẽ ký kết với Việt Nam. EU đã đề xuất tách FTA thành 2 hiệp định độc lập là EVFTA và EVIPA.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví von EVFTA và EVIPA như “2 tuyến cao tốc hiện đại” nối liền Việt Nam và EU, nối liền thị trường hơn 90 triệu dân với thị trường 512 triệu dân và thông qua đó, có thể “mở đường” đến với những thị trường khác mà hai bên đã có ký kết, hợp tác thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại tự do khác.

Với giới doanh nghiệp nói chung, EVFTA là hiệp định thương mại thế hệ mới có quy mô lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa đến thị trường vào loại “khó tính” nhất là châu Âu với gần 100% dòng thuế sẽ được bãi bỏ theo lộ trình. Về lâu dài, khi đã thích nghi và có thể đáp ứng được tiêu chuẩn xuất hàng đi châu Âu, sản xuất hàng hóa của Việt Nam sẽ có bước tiến mới và khả năng hàng Việt có mặt ở mọi thị trường khác là rất lớn.

Và đi kèm với cơ hội luôn là những thách thức lớn không kém, đó là hàng hóa trong nước sẽ bị cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa từ EU. Chưa kể, doanh nghiệp Việt Nam phải có sự chuẩn bị thật nhanh và tốt, đặc biệt về nâng cao chất lượng hàng hóa, mới có thể nắm bắt tốt những cơ hội xuất khẩu đến EU - thị trường vốn được cho là khá khắt khe.

Theo lịch trình, sau khi được ký kết, 2 hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ được trình lên Nghị viện châu Âu (EP) và nghị viện của 28 nước thành viên bỏ phiếu thông qua. Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam sẽ ban hành “Chương trình hành động quốc gia”, thực hiện 2 hiệp định với các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết. Hy vọng, với sự quyết tâm của cả Chính phủ lẫn doanh nghiệp, 2 thỏa thuận lịch sử trên sẽ sớm thực sự mở ra những “chân trời mới” trong hợp tác xuất khẩu lẫn thu hút đầu tư.   V.L

 

Tin xem nhiều