Báo Đồng Nai điện tử
En

Hãy động viên Hùng Dũng vượt qua nỗi đau

10:03, 26/03/2021

Đó là lời kêu gọi của cựu tiền đạo người Nigeria Ama Obi (tức Đặng Amaobi) - cựu cầu thủ ngoại gắn bó lâu nhất với bóng đá Việt Nam và đã ở "quê hương thứ hai" này 17 năm.

Đó là lời kêu gọi của cựu tiền đạo người Nigeria Ama Obi (tức Đặng Amaobi) - cựu cầu thủ ngoại gắn bó lâu nhất với bóng đá Việt Nam và đã ở “quê hương thứ hai” này 17 năm.

Hùng Dũng hăm hở cùng CLB mình trước trận TP.HCM - Hà Nội. Ảnh: T.N
Hùng Dũng hăm hở cùng CLB mình trước trận TP.HCM - Hà Nội. Ảnh: T.N

* Một tai nạn quá đáng tiếc

“Tôi vô cùng buồn và thảng thốt khi xem pha bóng gây chấn động V.League trong trận TP.HCM - Hà Nội. Tôi nghĩ cú lao vào đạp tiền vệ Hùng Dũng khiến anh bị gãy chân của Ngô Hoàng Thịnh là một tai nạn hết sức đáng tiếc trên sân cỏ, một tình huống xấu mà không ai mong muốn - kể cả “tội đồ” Hoàng Thịnh.

Chúng ta sẽ tiếp sức mạnh tinh thần cho Dũng

“Tôi chúc Hùng Dũng gặp nhiều may mắn, sớm bình phục chấn thương và trở lại sân cỏ nhanh nhất. Anh cần vững tinh thần, luôn giữ được lòng khao khát đá bóng và trở lại sân cỏ. Tôi mong người hâm mộ hãy động viên Dũng hết mình để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho anh. Tinh thần của Dũng là điều quan trọng nhất. Xương chân rồi sẽ lại lành. Tôi rất nóng lòng được mong ngày Quả Bóng Vàng Việt Nam 2019 trở lại sân cỏ.

Tôi cũng tin rằng Hoàng Thịnh sẽ học được bài học lớn nhất trong sự nghiệp cầu thủ của mình và sẽ không bao giờ tái phạm lỗi tương tự. Thịnh đã nhận cái giá quá đắt với án phạt cấm đá cũng như sự ăn năn khôn nguôi. Tôi nghĩ không cần thiết gia tăng hình phạt với Thịnh.

Mọi cầu thủ hãy đá cẩn thận hơn. Hãy nghĩ đến tình đồng nghiệp, nghĩ đến tổn thất của chính bản thân mình, CLB mình và cả tương lai” - cựu cầu thủ Amaobi chia sẻ.

Đây là một sai lầm nghiêm trọng của Thịnh chứ không hẳn vì anh có ý đồ đá thật xấu để hạ gục đối phương. Thịnh không lường trước được cú tắc bóng của mình lực lại quá mạnh đến mức chân Dũng bị gãy như thế” - Amaobi mở đầu cuộc trò chuyện với Đồng Nai cuối tuần.

“Hùng Dũng là tuyển thủ mà tôi rất thích. Anh có lối đá thông minh, phong độ ổn định và tính cách ngoài đời lại rất hiền lành, thân thiện. Sự cố gãy chân phải phẫu thuật và rời xa sân cỏ cả năm trời sắp tới là một điều quá đau lòng” - cựu trung phong hai quốc tịch Nigeria và Việt Nam bày tỏ.

Ở hướng ngược lại, Amaobi cũng không lên án Hoàng Thịnh vì “suy cho cùng Thịnh cũng gặp nạn lớn, dù là do chính anh gây ra. Dũng chấn thương quá nặng, Thịnh bị cấm đá, kỷ luật nghiêm, xem như cả mùa giải này kết thúc và còn đối mặt áp lực từ dư luận. Thật chẳng ai muốn hậu quả cho cả hai. Đây đều là hai tuyển thủ quốc gia Việt Nam, có năng lực và đóng góp nhất định”.

Anh bị Hoàng Thịnh tắc bóng nằm gục trên sân cỏ. Ảnh: T.N
Anh bị Hoàng Thịnh tắc bóng nằm gục trên sân cỏ. Ảnh: T.N

* Đá bóng chứ đừng đá người

“Chấn thương là nỗi sợ hãi nhất của mọi cầu thủ nói riêng và vận động viên thể thao nói chung. Tôi nói vui là nếu được lựa chọn, cầu thủ bị chấn thương có thể đưa ngay tiền “đền bù” để đánh đổi với chuyện gặp chấn thương phải nghỉ đá” - Amaobi tâm sự.

Lên cáng đưa ra xe cứu thương chở thẳng đến bệnh viện. Ảnh: T.N
Lên cáng đưa ra xe cứu thương chở thẳng đến bệnh viện. Ảnh: T.N

“Bởi vậy, mọi cầu thủ khi ra sân đều ráng giữ chân của mình. Bóng đá là trò chơi, là niềm vui, là đá đẹp. Những cầu thủ có ý thức sẽ phân biệt được việc tranh chấp quyết liệt, thậm chí vào bóng mạnh khác hẳn với việc đá thẳng vào chân, vào người cầu thủ khác. Chúng tôi thường nói là “hãy quyết liệt đá vào trái bóng chứ không phải đá vào người”, hãy thi đấu bằng cách chạy theo bóng chứ không theo chân đối phương là vậy.

Các cầu thủ cũng thường đặt ra cho mình câu hỏi: “Ở những vị trí không quá nguy hiểm, như khu vực giữa sân chẳng hạn… thì liệu có cần phải quá rát, quá quyết liệt không? Rất nhiều tình huống “vô thưởng vô phạt” bạn vung chân chậm hơn một giây thôi sẽ không bị phạm lỗi nặng và để lại hậu quả rất xấu trên sân” - Amaobi phân tích.

Nằm trong phòng hồi sức sau ca phẫu thuật với sự chăm sóc của người vợ Triệu Mộc Trinh. Ảnh: Triệu Mộc Trinh
Nằm trong phòng hồi sức sau ca phẫu thuật với sự chăm sóc của người vợ Triệu Mộc Trinh. Ảnh: Triệu Mộc Trinh

* Né bị đá xấu bằng cách nào?

Amaobi thuật lại kinh nghiệm bản thân như sau: “Khi còn thi đấu, để không gặp phải những chấn thương hoặc chính mình phạm lỗi chơi xấu, tôi chọn lối đá tránh ham vào bóng ở những tình huống 50/50. Tôi ít quay lưng về phía hậu vệ mỗi khi có bóng để hạn chế tình huống bị đá thẳng vào giò từ phía sau cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt, trước trận đấu tôi cũng nghiên cứu tính tình và cách đá của các hậu vệ đối phương. Ai hay đá xấu và không ngại phạm lỗi tôi sẽ nhớ để cảnh giác tối đa trên sân, tránh bị họ áp sát bằng cách di chuyển rộng ra các khoảng trống và phát huy tốc độ chạy thật nhanh”.

Sinh năm 1981, Amaobi Uzowuru Honest (tên Việt Nam: Đặng Amaobi) từng khoác áo 7 CLB ở Việt Nam như: Nam Định, Đà Nẵng, Bình Dương, Ninh Bình, An Giang, Bình Định và Thanh Hóa trong quãng thời gian từ năm 2004-2014. Anh từng đoạt Vua phá lưới V.League 2004. Sau khi nhập quốc tịch Việt Nam và giải nghệ (2016), Amaobi trở thành thầy dạy bóng đá trẻ tại TP.HCM và xem Việt Nam như quê hương thứ hai.

Bửu Tín


Hùng Dũng sẽ phục hồi như một chiến binh

“Hùng Dũng luôn là một chiến binh và tôi tin cậu ấy sẽ sớm bình phục với lòng dũng cảm lớn lao nhất” - cựu tiền đạo Thạch Bảo Khanh nói.
“Hùng Dũng luôn là một chiến binh và tôi tin cậu ấy sẽ sớm bình phục với lòng dũng cảm lớn lao nhất” - cựu tiền đạo Thạch Bảo Khanh nói.

Thạch Bảo Khanh, cựu tiền đạo tuyển thủ quốc gia Việt Nam (giai đoạn 2001-2008), hiện đang làm HLV phó cho CLB Viettel kiêm HLV trưởng đội U.21 Viettel, tin tưởng “Hùng Dũng sẽ sớm phục hồi”.

Trao đổi với Đồng Nai cuối tuần, trung phong một thời của đội tuyển quốc gia Thạch Bảo Khanh cho biết cảm xúc của anh khi xem qua băng hình cú vào bóng thô bạo khiến Hùng Dũng bị gãy chân: “Tôi đã không thể ngủ được ngon giấc sau khi rùng mình xem pha bóng đó. Chấn thương của Hùng Dũng thật sự ám ảnh. Tôi cảm thấy lạnh sống lưng và cho đến bây giờ vẫn chưa dám xem lại lần nữa”.

“Trong môn đối kháng cao như bóng đá, chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Khó để có thể nói các cầu thủ tránh được những pha vào bóng thô bạo mang tính triệt hạ đối phương. Bản thân tôi thời thi đấu cũng đã từng phải nghỉ hơn 2 năm do chấn thương” - cựu tiền đạo CLB Thể Công, Thanh Hóa và Hà Nội FC nói. Nhưng Thạch Bảo Khanh gửi lời tâm huyết: “Dù vậy, tôi mong các cầu thủ đá có quyết liệt đến mấy thì cũng nên “giữ đôi chân” cho đồng nghiệp, cũng là cho chính đôi chân của mình”.

B.Tín (ghi)


 

Tin xem nhiều