Báo Đồng Nai điện tử
En

Mấy ý về Thi nhân Việt Nam

07:10, 23/10/2021

Thi nhân Việt Nam là một trong số tác phẩm biên khảo, phê bình văn học xuất sắc, nổi bật trong đời sống văn học Việt Nam đương thời (Từ điển Văn học, bộ mới, 2004).

Một bìa sách Thi nhân Việt Nam do NXB Văn học ấn hành
Một bìa sách Thi nhân Việt Nam do NXB Văn học ấn hành

Thi nhân Việt Nam là một trong số tác phẩm biên khảo, phê bình văn học xuất sắc, nổi bật trong đời sống văn học Việt Nam đương thời (Từ điển Văn học, bộ mới, 2004).

Cuốn sách của Hoài Thanh - Hoài Chân viết xong năm 1941 và đầu năm 1942 tác giả tự xuất bản, chính xác ghi Nguyễn Đức Phiên (tên thật tác giả Hoài Thanh) xuất bản. Từ điển Văn học (bộ mới) ghi năm ra đời Thi nhân Việt Nam là 1941. Hoài Chân là em ruột Hoài Thanh, chưa có tài liệu nào ghi rõ phần việc của Hoài Chân khi soạn cuốn sách này, chính vì vậy khi nói đến Thi nhân Việt Nam, người ta chủ yếu nói đến tác giả là Hoài Thanh.

Trải qua năm tháng, không phải lúc nào Thi nhân Việt Nam cũng được đề cao. Như trong Từ điển tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam (dùng trong nhà trường) do Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý đồng chủ biên, cả bản xuất bản 2004 và bản 2009 đều không có mục từ Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam.

Trong Từ điển Văn học do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu và Trần Hữu Tá đồng chủ biên với sự tham gia trực tiếp và cộng tác của cả trăm cây viết, bản in năm 2004 của NXB Thế giới đều có mục từ Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam, do Nguyễn Hoành Khung chấp bút 2 mục từ, viết khá chi tiết. Trong số cả chục tác phẩm của Hoài Thanh được kể, có lẽ Thi nhân Việt Nam được nhiều người biết đến nhất.

2 cuốn từ điển về văn chương, cuốn dùng trong nhà trường không có mục từ Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam, trong khi cuốn phổ quát lại giảng nghĩa 2 mục từ tường tận. Qua đó cho thấy đời sống văn học có nhiều cách nhìn khác nhau, có đánh giá và đánh giá lại; phải như vậy và quyền thuộc về người đọc.

Vũ Đức Vinh

Niềm vui

Sáng nay đường phố ồn ào

Con đường dỡ bỏ hàng rào cách ly

Hàng cây ấm nắng thầm thì

Người vui hớn hở như khi xuân về

Con đường xuôi ngược người xe

Bình thường trở lại phố phường rộn vui

Đại dịch từng bước đẩy lùi

Bình thường trở lại cuộc đời hồi sinh

Qua đêm hé rạng bình minh

Tháng ngày chống dịch đinh ninh nhớ lời

Năm K thực hiện tới lui

Vắc xin cộng lại đẩy lùi Cô Vi

Lắng nghe đường phố thầm thì

Bình thường trở lại còn gì vui hơn.

Cùng với Truyện Kiều, Đại Việt sử ký toàn thư,Việt Nam sử lược…; Thi nhân Việt Nam là tựa sách xuất hiện nhiều trên các trang bán sách online. 2 bản sách in lại năm 1988 trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian, có 2 nội dung hay là bản in lại của Hội Nghiên cứu - giảng dạy văn học TP.HCM có lời giới thiệu của GS Hoàng Như Mai và lời cuối sách của GS Lê Đình Kỵ. Bản in Thi nhân Việt Nam được giới thiệu là in theo bản in đầu tiên do tác giả tự xuất bản năm 1942, tựa ghi rõ Hoài Thanh - Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam 1932-1941. Cuốn này có Lời cuối sách của Từ Sơn, làm việc ở Viện Văn học, là trưởng nam của Hoài Thanh. Cả 2 cuốn đều của NXB Văn học, Hà Nội, 1988.

Lời cuối sách trong cuốn của Hội Nghiên cứu - giảng dạy văn học TP.HCM của GS Lê Đình Kỵ đánh giá về giá trị học thuật Thi nhân Việt Nam có đoạn: “Với từng nhà thơ, Hoài Thanh có lối viết thích hợp, xuất nhập biến hóa linh hoạt, không để thấy có sự trùng lập hay đơn điệu. Ngay đối với những nhà thơ không tiêu biểu lắm, tác giả vẫn có sự chắt chiu, trân trọng, cũng có được một vài ghi nhận tinh tế, gây được hứng thú. Bạn đọc, giới học đường có thể thu thập được ở Thi nhân Việt Nam nhiều điều. Có thể coi tác giả Thi nhân Việt Nam là nhà phê bình, nhà văn xuôi vào bậc nhất của nền văn học Việt Nam”.

Quả thật đọc Thi nhân Việt Nam hứng thú như đọc thơ, thưởng thức cùng người bình, thấy yêu thêm thơ và cả những câu chuyện kể về tác giả, tác phẩm. Thi nhân Việt Nam được đánh giá cao tới mức khi nhắc tới một nhà thơ nào đó giai đoạn này, thường có câu khuôn sáo: Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam

Đầu sách Thi nhân Việt Nam là “lời phi lộ” có tựa Một thời đại trong thi ca, ngày nay được định danh là tiểu luận, và được đánh giá rất cao cùng với lời bình 45 nhà thơ tác giả chọn và Tản Đà. Tản Đà được đặt vị trí “ tiên chỉ” trước khi giới thiệu nhà thơ mới đầu tiên là Thế Lữ.

80 năm, Thi nhân Việt Nam đủ thời gian dài để xác định chân giá trị của một cuốn bình thơ khiến người đọc thêm yêu thơ, như Hoài Thanh đã nói, ông chỉ khen thơ hay, còn ai chọn chê thơ dở thì việc của họ. Chỉ riêng mỗi Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có chỗ đứng trên văn đàn, nói như GS Lê Đình Kỵ, “một nhà văn xuôi bậc nhất”.

Trần Trị An

Tin xem nhiều