Báo Đồng Nai điện tử
En

Bình Phước hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia

08:01, 29/01/2013

Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốc (PGCM) tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Ngoại giao vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoàn thành công tác PGCM biên giới Việt Nam - Campuchia trên thực địa tỉnh Bình Phước năm 2006 - 2012.

Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốc (PGCM) tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Ngoại giao vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoàn thành công tác PGCM biên giới Việt Nam - Campuchia trên thực địa tỉnh Bình Phước năm 2006 - 2012.

Một cột mốc biên giới.
Một cột mốc biên giới.

Tỉnh Bình Phước được giao cắm 19 vị trí với 28 cột mốc (từ mốc 61 đến mốc 79). Trong đó, 1 vị trí mốc ba, 7 vị trí mốc đôi và 11 vị trí mốc đơn. Cọc dấu được giao cắm trên thực địa là 50 vị trí với 81 cọc dấu để đánh dấu đường biên. Hầu hết tuyến biên giới trên thực địa của tỉnh Bình Phước và Campuchia chủ yếu là đường rừng, đồi dốc và sông, suối chiếm khá lớn, toàn tuyến biên giới chỉ có 30km là đất liền.

Theo Ban Chỉ đạo PGCM biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia của tỉnh Bình Phước, trong quá trình triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Với tinh thần “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua”, công tác phân giới được hoàn thành vào ngày 30-11-2012 với tổng chiều dài 260,4km. Trong đó, biên giới trên đường bộ là 27,8km, biên giới theo sông, suối là 232,6km, cắm trên thực địa 50 vị trí với 81 cọc dấu đánh dấu đường biên giới, tạo điều kiện thuận tiện trong việc quản lý, bảo vệ biên giới và đã bàn giao cho Bộ đội biên phòng quản lý, bảo vệ.

Như vậy, sau 6 năm thực hiện nhiệm vụ công tác PGCM, được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Chỉ đạo Nhà nước về PGCM, của Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo PGCM tỉnh Bình Phước đã triển khai kịp thời, hoàn thành nhiệm vụ đạt kết quả cao. Với kết quả này, Bình Phước là tỉnh đầu tiên trong cả nước có đường biên giới với Campuchia hoàn thành công tác PGCM. Đây cũng là tỉnh có đường biên giới dài nhất tiếp giáp với Campuchia.

Văn Việt

Tin xem nhiều