Báo Đồng Nai điện tử
En

Phát triển bền vững ngành chăn nuôi heo

10:02, 25/02/2013

Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến đã chỉ ra rằng, trong ngành chăn nuôi thì con giống, dinh dưỡng và quản lý vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của người nuôi. Những yếu tố này không phải tự nhiên có được, mà do cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện.

Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến đã chỉ ra rằng, trong ngành chăn nuôi thì con giống, dinh dưỡng và quản lý vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của người nuôi. Những yếu tố này không phải tự nhiên có được, mà do cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện.

Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến đã chỉ ra rằng, trong ngành chăn nuôi thì con giống, dinh dưỡng và quản lý vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của người nuôi. Những yếu tố này không phải tự nhiên có được, mà do cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện.

Tác giả Phan Văn Danh (thứ hai từ trái sang) và Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai tại Hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư vào Đồng Nai tại Australia năm 2011.

Heo ở Việt Nam hiện nay dễ bị bệnh và bị lây bệnh theo tính cách dây chuyền và xoay vòng vì tình trạng vệ sinh và con giống quá yếu kém, sức đề kháng yếu nên bệnh dịch rất dễ xâm nhập, thiếu khả năng vượt bệnh và lây lan mau lẹ từ khu vực này qua khu vực khác. Ví dụ: bệnh lở mồm long móng (FMD), bệnh tiêu chảy của heo con, và bệnh tai xanh (PRRS)... là những bệnh đặc thù thường xảy ra ở Việt Nam trong nhiều năm qua và năm nào cũng có làm tổn hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Ở Việt Nam từ trước đến nay chưa có một trung tâm quản lý và cải tiến di truyền giống heo quy chuẩn để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi heo. Do đó, không cải tạo được những con giống mới có sức đề kháng bệnh cao, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn tốt và cho năng suất cao. Công tác giống heo của Việt Nam hiện nay được thả nổi cho các chủ trang trại lớn trong nước và các công ty nước ngoài. Những đơn vị này định đoạt và khống chế thị trường với lợi ích kinh tế là chính thay vì hướng tới tạo ra những con heo giống có những thể trạng tốt.

Bản thân những công ty này cũng chưa làm tốt được công tác giống, bằng chứng nhiều trại heo của họ cũng bị bệnh triền miên và hiệu quả kinh tế kém. Chất lượng heo giống ở Việt Nam kém đã dẫn đến chi phí sản xuất quá cao, hiệu quả kinh tế thấp. Vì thế, ngành chăn nuôi không phát triển tương ứng với tiềm năng. Người chăn nuôi có thể bị trắng tay vì bệnh dịch và khó thu hút được nguồn vốn mới đầu tư vào ngành này. Thêm vào đó, người chăn nuôi nhỏ lẻ Việt Nam phải chịu các loại thuế/phí khi mua sản phẩm đầu vào nhưng đa số những hộ chăn nuôi này thuế đầu ra bằng 0 nên không được hoàn thuế. Trong khi đó, các công ty lớn hoặc nước ngoài thì được hoàn thuế VAT, và sản xuất theo chuỗi liên hoàn nên chi phí sản xuất chắc chắn sẽ thấp hơn những nhà chăn nuôi nhỏ lẻ!

Quản lý trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, lỏng lẻo, để cho chất cấm, sử dụng kháng sinh vô tội vạ hoành hành triền miên càng ngày càng tăng gây khó khăn cho những nhà chăn nuôi làm ăn chân chính. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng một cách kinh khủng! Người tiêu dùng sẽ xa lánh dùng thịt và thiệt hại cuối cùng thuộc về người chăn nuôi. Chúng ta không thể phát triển ngành chăn nuôi lâu dài và bền vững được nếu không thay đổi tư duy sản xuất - kinh doanh. Về lâu về dài, chỉ có những nhà chăn nuôi có lương tâm, không dùng chất cấm và kháng sinh trong quá trình chăn nuôi mới tồn tại và phát triển lâu dài.

Đối với người chăn nuôi, để tồn tại và kinh doanh bền vững, trước hết phải thay đổi tư duy sản xuất từ đối phó sang phòng ngừa trong vấn đề chuồng trại, con giống, dinh dưỡng, thú y, vệ sinh an toàn sinh học và quản lý. Người chăn nuôi ngày nay, ngoài nguồn vốn cần phải có những kiến thức cơ bản nhất định về các yếu tố trên thì mới bước vào kinh doanh ngành chăn nuôi một cách bền vững.

Phan Văn Danh

 

 

 

Tin xem nhiều