Báo Đồng Nai điện tử
En

Khoai môn sáp vàng được giá

09:03, 06/03/2014

Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 ( huyện Thống Nhất) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5.

Vườn môn sáp vàng của gia đình anh Lê Bảo Thanh sắp vào mùa thu hoạch.
Vườn môn sáp vàng của gia đình anh Lê Bảo Thanh sắp vào mùa thu hoạch.

Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 ( huyện Thống Nhất) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5. Đây là đất trồng bắp và các loại rau màu trước đây được người dân chuyển đổi sang trồng môn sáp vàng.

Môn sáp vàng được trồng vào vụ đông - xuân, thời gian thu hoạch khoảng 6 tháng/vụ (từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau), phù hợp với đất đỏ bazan tơi xốp. Anh Lê Bảo Thanh ở ấp 1, cho biết: “Phải thường xuyên luân canh với cây trồng khác để đổi màu đất, thường thì vụ này trồng môn, vụ sau chuyển sang trồng bắp mới hiệu quả”.

Vào vụ thu hoạch, loại cây này cho năng suất bình quân từ 1,5 tấn/hécta, giá từ 5-29 ngàn đồng/kg tùy loại. Mỗi năm, người trồng môn sáp vàng thu lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng/hécta/vụ.  Hiện nay, môn sáp vàng có năng suất cao hơn so với những cây trồng khác, phần nào cải thiện đời sống kinh tế của người dân. Ông Vũ Hồng Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộ 25, cho biết: “Cây môn sáp vàng trong những năm gần đây đạt năng suất cao. Tuy nhiên, diện tích đất phù hợp với loại cây trồng này ở địa phương chưa nhiều, số hộ tham gia sản xuất còn hạn chế nên chưa có chính sách phát triển đại trà trong nông nghiệp”.

Khoai môn sáp vàng thường dùng chế biến các món ăn hàng ngày, còn là một trong những nguyên liệu chính dùng để làm nhân bánh, đặc biệt là bánh trung thu, nên thị trường tiêu thụ mặt hàng này khá mạnh.

Phúc Lộc

 

 

 

 

Tin xem nhiều