Báo Đồng Nai điện tử
En

Kiến nghị 2 nội dung về thủ tục cấp phép các mỏ vật liệu san lấp phục vụ dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

07:09, 19/09/2021

Theo Sở TN-MT, liên quan đến tình hình thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, trong đó có dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đơn vị đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Bộ TN-MT hướng dẫn thực hiện 2 nội dung.

Theo Sở TN-MT, liên quan đến tình hình thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, trong đó có dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đơn vị đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Bộ TN-MT hướng dẫn thực hiện 2 nội dung.

Cụ thể, hiện nay, do Ban Quản lý dự án Thăng Long (đơn vị được Bộ GT-VT giao làm chủ đầu tư dự án) chỉ định các nhà thầu phụ trực tiếp thi công dự án lập hồ sơ xin thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp để phục vụ thi công đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Do đó, đề nghị Bộ TN-MT hướng dẫn đơn giản hóa các bước thực hiện thẩm định đề án thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu san lấp gồm: kết hợp tổ chức họp, lấy ý kiến thành viên hội đồng thẩm định đề án thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu san lấp; giảm số lượng thành viên hội đồng xuống còn 6 thành viên (trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước là 5 thành viên); giao Ban Quản lý dự án Thăng Long là thành viên chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thẩm định chất lượng khoáng sản làm vật liệu san lấp đáp ứng yêu cầu thi công dự án.

Đối với các khu vực có đất làm vật liệu san lấp có chất lượng tốt mà Ban Quản lý dự án Thăng Long đề nghị lập hồ sơ xin cấp phép khai thác để phục vụ đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhưng không nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp đã được phê duyệt, việc bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản mất nhiều thời gian (phải nằm trong quy hoạch tỉnh). Trong khi theo Điểm a, Khoản 1, Nghị quyết số 60 có quy định, đối với khu vực khoáng sản mới (chưa cấp phép thăm dò, khai thác), chỉ cấp cho nhà đầu tư (đối với dự án theo hình thức PPP và BOT), nhà thầu (đối với dự án đầu tư công) thi công dự án đường cao tốc khi có đề nghị và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Như vậy, các khu vực muốn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản thì phải nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản cho nên các khu vực không nằm trong quy hoạch chưa được xem xét giải quyết. Do đó, đề nghị Bộ TN-MT có hướng dẫn chi tiết cho trường hợp này để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Phạm Tùng

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích