Báo Đồng Nai điện tử
En

Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa Nguyễn Phú Cường:<br><i> Sẽ làm tất cả khả năng để hạn chế thiệt thòi cho tiểu thương ở chợ Tân Hiệp</i>

09:05, 12/05/2008

* Có nhiều chính sách hỗ trợ cho tiểu thương di dời về chợ tạm
* PV: Thưa ông, chợ Tân Hiệp hiện hữu mới xây dựng và sử dụng chưa đầy 10 năm, vì sao lại có chủ trương xây dựng chợ mới?

* Có nhiều chính sách hỗ trợ cho tiểu thương di dời về chợ tạm

Ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa.

* PV: Thưa ông, chợ Tân Hiệp hiện hữu mới xây dựng và sử dụng chưa đầy 10 năm, vì sao lại có chủ trương xây dựng chợ mới?

- Ông Nguyễn Phú Cường: Chợ Tân Hiệp được xây dựng từ năm 1998 và đưa vào hoạt động từ năm 1999 đến nay, một số khu vực đã xuống cấp: mặt nền chợ bằng với khu vực đường bên ngoài, hệ thống thoát nước bị nghẹt nên khi có những cơn mưa lớn, kéo dài sẽ bị ngập cục bộ. Mặt khác, hệ thống phòng cháy, chữa cháy cũng không đảm bảo an toàn cho phục vụ kinh doanh. Xuất phát từ thực tế đó, cộng với nhu cầu phát triển ngành thương mại - dịch vụ của thành phố, nên cuối 2006, đầu 2007, UBND tỉnh đã có chủ trương cải tạo chợ Tân Hiệp hiện hữu. Việc xây dựng chợ mới cũng phù hợp với quy hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ và cần thiết cho sự phát triển, vì khi dự án hoàn thành, sẽ phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ của cả khu vực: Trảng Dài, Tân Tiến, Tân Phong, Tân Hiệp, Hố Nai...

* Thành phố và nhà đầu tư đã cho xây dựng một khu chợ tạm để tiểu thương kinh doanh trong thời gian thực hiện dự án mới. Nhưng tiểu thương lo lắng khi di dời qua chợ tạm thì tình hình kinh doanh sẽ xấu đi. Vậy TP.Biên Hòa sẽ có những biện pháp giúp đỡ nào và thời gian tiểu thương kinh doanh ở đây có bị tính trừ vào hợp đồng đã ký?

- Thành phố đã nghĩ đến vấn đề này và thấy rằng đây là nỗi lo rất chính đáng của tiểu thương. Khi chuyển qua chợ tạm, thành phố sẽ hỗ trợ toàn bộ phí di chuyển hàng hóa cho tiểu thương. Mặt khác, chợ tạm sẽ được bố trí, đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để tiểu thương tiếp tục kinh doanh tốt. Để hạn chế bớt những khó khăn của tiểu thương khi kinh doanh ở chợ tạm, thành phố cam kết sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ bằng cách: giải tỏa các chợ tự phát chung quanh khu vực này nhằm tăng mãi lực ở chợ tạm; làm thêm 1 tuyến đường giao thông đi thẳng vào chợ tạm, dự kiến sẽ là tuyến đường nằm sát UBND phường Tân Hiệp. Thời gian tiểu thương kinh doanh tại chợ tạm tuyệt đối không tính vào thời gian hợp đồng khi di dời lại về chợ mới. Nghĩa là tiểu thương vẫn giữ nguyên thời hạn hợp đồng đã ký, thời gian kinh doanh ở chợ tạm chỉ là thời kỳ "quá độ".

* Tiểu thương sẽ được trở lại kinh doanh ở chợ mới

* Rất nhiều tiểu thương lo lắng, khi di dời qua chợ tạm sẽ không được chuyển trở lại khu chợ mới khi đã hoàn thành. Liệu nỗi lo này có thành sự thật không, thưa ông? Dự kiến bà con tiểu thương sẽ phải kinh doanh ở chợ tạm trong thời gian bao lâu?

- Tôi cam đoan điều này tuyệt đối không xảy ra, bà con tiểu thương có hợp đồng sẽ được bố trí kinh doanh trở lại khi chợ mới hình thành. Dự kiến, thời gian bà con tiểu thương phải kinh doanh ở chợ tạm lâu nhất là 3 năm, tuy nhiên, nhà đầu tư cho biết, họ sẽ cố gắng hoàn thành dự án trong vòng 18 tháng đến 2 năm.

* Khi dời từ chợ tạm về, tiểu thương có phải đóng  khoản tiền nào không?

- Khi chuyển từ chợ tạm về, tiểu thương sẽ không phải đóng bất kỳ một khoản tiền nào, thời hạn hợp đồng sẽ được giữ nguyên. Khi chuyển qua chợ tạm, tiểu thương cũng không phải đóng tiền.

* Khu vực chợ truyền thống vẫn do Nhà nước quản lý

* Tiểu thương ở khu phố chợ xung quanh cũng lo lắng khi chợ mới hoàn thành, con đường bao quanh chợ trước mặt họ sẽ bị dẹp hoặc biến thành đường hẻm và  các shop bao quanh chợ sẽ quay lưng về phía họ, gây khó cho việc kinh doanh, ông nghĩ sao?

- Điều này xin các tiểu thương phố chợ yên tâm, vì lòng đường hiện hữu sẽ vẫn được giữ lại với chiều rộng khoảng 6m. Và, khi dự án hoàn thành, các shop bao quanh khu chợ mới sẽ quay mặt ra ngoài, đối diện với khu phố chợ và làm thành một khu mua bán tiện lợi cho khách hàng.

* Nhiều tiểu thương thắc mắc, ai sẽ quản lý khu chợ mới khi nó hoàn thành và đi vào hoạt động? Và khi các tiểu thương hết thời hạn hợp đồng thì có được ký tiếp hay không? Phương thức thu tiền ra sao, thưa ông?

- Khi dự án mới hoàn thành, toàn bộ khu chợ truyền thống vẫn do nhà nước quản lý. Khi các tiểu thương hết hạn hợp đồng và vẫn muốn ký tiếp hợp đồng để kinh doanh thì thành phố rất hoan nghênh. Về phương thức thu tiền, sẽ căn cứ vào quy định của nhà nước vào thời điểm đó, nhưng xin tiểu thương yên tâm là mức thu tiền không cao như ở các chợ tư nhân, vì không có chuyện thành phố giao lại chợ truyền thống cho nhà đầu tư quản lý, thu tiền như tiểu thương vẫn lo lắng. Thành phố sẽ cố gắng dùng mọi biện pháp để hạn chế thiệt thòi của tiểu thương đến mức thấp nhất.

* Nhà đầu tư cam kết hạn chế kinh doanh những mặt hàng trùng lắp với chợ truyền thống

Vài nét về dự án TTTM kết hợp chợ truyền thống Tân Hiệp

Ngày 1-11-2007, UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án TTTM kết hợp chợ truyền thống Tân Hiệp. Theo quy hoạch chi tiết, khu vực chính của công trình này sẽ được xây dựng thành 5 tầng:

- Tầng trệt: Diện tích sàn hơn 11.000m2, được bố trí các sạp và ki-ốt cho chợ truyền thống có chức năng bán lẻ và các shop cao cấp.

- Tầng 1: Diện tích sàn hơn 10.000m2 dành bố trí các shop cao cấp.

- Tầng 2: Diện tích sàn hơn 8.00m2 dành bố trí các khu ăn uống, trung tâm thẩm mỹ, khu vực chơi game và các shop cao cấp.

- Tầng 3: Diện tích hơn 7.000m2, dành bố trí khu nhà hàng và các phòng ăn VIP, khu karaoke, bếp chính, kho thực phẩm, tiếp tân, khu chờ, các shop cao cấp.

- Tầng 4: Diện tích sàn hơn 7.000m2 dành bố trí bãi giữ xe và các shop cao cấp.

Theo thiết kế, số sạp, ki-ốt ở chợ mới là 696 cái, tăng 49 cái so với số sạp, ki-ốt ở chợ cũ. Trong đó ki-ốt là 124 cái có diện tích 6m2 (tăng 12 cái), sạp bách hóa là 244 cái có diện tích từ 4 đến 6m2 (tăng 3 cái), sạp rau, cá thịt là 259 cái có diện tích từ 4 đến 6m2 (tăng 31 cái), sạp trái cây là 30 cái có diện tích 4m2 (tăng 2 cái), sạp ăn uống và giải khát là 39 cái có diện tích 8 đến 10m2 (tăng 1 cái).

                                                Gia Hân

 

 

* Với những hộ không muốn vào kinh doanh ở khu chợ tạm lẫn chợ mới mà muốn ngưng hợp đồng thì phương thức đền bù ra sao?

- Phải nói rõ chủ trương của thành phố là không muốn các tiểu thương ngưng hợp đồng mà rất khuyến khích tiểu thương tiếp tục hoạt động kinh doanh. Những hộ muốn ngưng hợp đồng giữa chừng thì phương thức đền bù sẽ là: giá trị gốc cộng lãi suất bình quân, cộng các chính sách trợ cấp khác và trừ đi mức khấu hao trong thời gian sử dụng. Bản thân tôi hy vọng không có tiểu thương nào muốn ngưng hợp đồng vì thành phố sẽ tạo mọi điều kiện để tiểu thương tiếp tục kinh doanh khi khu chợ mới hoàn thành.

* Các tiểu thương rất lo lắng, một khi dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, họ sẽ bị đặt vào thế cạnh tranh trực tiếp với siêu thị và các shop thời trang cao cấp ngay bên cạnh và khó lòng cạnh tranh được. Trước nỗi lo chính đáng này, thành phố và nhà đầu tư sẽ làm gì, thưa ông?

- Trước khi tiến hành mô hình TTTM kết hợp chợ truyền thống, chúng tôi đã nghiên cứu mô hình thực tế ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Đúng là khi kết hợp giữa siêu thị, các shop cao cấp và chợ truyền thống trong cùng một khu nhà thì thị phần có chia ra, nhưng mãi lực tăng rất mạnh, người mua đông hơn nhiều, vì thế tôi mong các tiểu thương đừng quá lo lắng. Thành phố cũng đã làm việc với chủ đầu tư và họ cam kết rằng, các shop cao cấp và siêu thị sẽ kinh doanh các mặt hàng khác với chợ truyền thống, hạn chế trùng lắp mặt hàng đến mức thấp nhất.

* Xin cảm ơn ông.

Vi Lâm (thực hiện)

 

Tin xem nhiều