Báo Đồng Nai điện tử
En

Lợi kép từ việc phân loại rác tại nguồn

10:07, 21/07/2014

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, tuy ý thức người dân tại những nơi làm thí điểm đã được nâng lên nhưng để đa số người dân cùng tham gia phân loại rác tại nguồn, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng nhất.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, sau hơn 6 năm thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn, ý thức người dân tại những nơi làm điểm đã được nâng lên. Tuy nhiên, để đa số người dân trong tỉnh cùng tham gia phân loại rác tại nguồn là việc làm không dễ, trong đó công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng nhất.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh kiểm tra việc tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn tại phường Xuân Bình (TX. Long Khánh). Ảnh: H.Giang
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh kiểm tra việc tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn tại phường Xuân Bình (TX. Long Khánh). Ảnh: H.Giang

Phóng viên: Thưa ông, sau 6 năm triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn, song kết quả mới dừng ở mức làm điểm tại 4 phường thuộc TP.Biên Hòa và một vài ấp, khu phố tại các huyện, TX.Long Khánh, liệu có quá chậm?

- Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh: Việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn là hành động nhỏ tưởng như đơn giản, rất dễ thực hiện, song không dễ chút nào. Bởi thói quen của người dân lâu nay là tất cả các loại rác sinh hoạt đều đổ dồn vào một bịch và đem bỏ, bây giờ muốn người dân phân loại rác tại nguồn thì phải thường xuyên tuyên truyền, vận động để thay đổi thói quen và nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường. Xác định đây là việc lâu dài nên tỉnh đã phối hợp với các địa phương làm tốt các mô hình thí điểm, sau đó mới nhân rộng ra toàn tỉnh. Kinh nghiệm từ Nhật Bản trước đây, họ cũng mất vài chục năm tuyên truyền, vận động sau đó đa số người dân mới nghe và tự nguyện phân loại rác tại nguồn. Do đó, Đồng Nai cũng sẽ thực hiện theo cách chậm nhưng hiệu quả.

 Trong đợt kiểm tra, làm việc với các địa phương về phân loại rác tại nguồn, ông luôn nhắc đây là hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn. Ông có thể giải thích rõ hơn ý nghĩa của câu nói này?

- Sở dĩ tôi nói vậy là vì phân loại rác sinh hoạt tại nguồn là việc làm nhỏ dễ thực hiện, từ những em học sinh tiểu học cho đến người già đều có thể làm được. Nếu thực hiện tốt việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, lợi ích đem lại sẽ rất lớn. Vì trong rác thải sinh hoạt có trên 60% là rác hữu cơ, có thể tái chế sản xuất các loại phân bón. Như vậy, nhà nước sẽ tiết kiệm được một số tiền lớn để xử lý rác, đồng thời giảm được nhiều diện tích chôn lấp rác sinh hoạt. Hiện nay, rác sinh hoạt chưa phân loại hầu hết đưa về các bãi rác xử lý theo phương pháp chôn lấp, vừa gây tốn kém lại lãng phí. Nếu mỗi hộ gia đình đều có ý thức phân loại rác sinh hoạt tại nguồn sẽ đem tới 3 điểm lợi cùng lúc là: tiết kiệm tiền xử lý rác, giảm được nhiều diện tích đất chôn lấp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

 Thi gian qua, mt s địa phương trin khai thí đim vic phân loi rác ti ngun khá tt, song cũng có nhng địa phương người dân tham gia rt ít. Theo ông, để người dân tích cc tham gia phân loi rác sinh hot ti ngun, các địa phương phi làm gì?

- Như tôi đã nói ở trên, trong việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, khâu vận động, tuyên truyền là quan trọng nhất. Thực tế đã chứng minh điều này, đơn cử như phường Xuân Bình (TX.Long Khánh) nguồn vốn hỗ trợ để triển khai mô hình điểm phân loại rác tại nguồn không nhiều, song vì làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân trong khu phố tự nguyện tham gia, nên tỷ lệ tham gia đạt trên 90%. Bên cạnh đó, tôi nghĩ báo, đài nên thường xuyên có những bài viết tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thu gom và phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. Ngoài ra, tỉnh đang chỉ đạo các chủ dự án những khu xử lý chất thải trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xử lý chất thải để sớm tiếp nhận rác xử lý hợp vệ sinh. Và tỉnh cũng đang tiến hành đóng cửa tất cả các bãi rác tạm trên địa bàn rồi xử lý để đảm bảo môi trường.

Theo tôi việc thay đổi thói quen để hầu hết người dân trong tỉnh cùng tham gia phân loại rác tại nguồn không dễ và có thể mất nhiều thời gian. Nhưng dù lâu đến mấy chúng ta cũng phải tuyên truyền, vận động người dân làm bằng được để bảo vệ môi trường và góp phần làm chậm quá trình của biến đổi khí hậu.

 Xin cảm ơn ông!

      Hương Giang (thực hiện)

 

Tin xem nhiều