Báo Đồng Nai điện tử
En

Đồng Nai có thể tận dụng ưu thế để phát triển kinh tế

11:05, 22/05/2015

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, GS.TS Thomas Jandl, giảng viên Trường đại học America, chuyên gia tư vấn lĩnh vực kinh tế, chính trị, chuyên nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam đã có 2 lần đến Đồng Nai gặp gỡ các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp.

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, GS.TS Thomas Jandl, giảng viên Trường đại học America, chuyên gia tư vấn lĩnh vực kinh tế, chính trị, chuyên nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam đã có 2 lần đến Đồng Nai gặp gỡ các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp. Mục đích của ông là giúp họ có thêm thông tin, đầu mối hợp tác trực tiếp với các tập đoàn Hoa Kỳ, giảm bớt khâu trung gian để đón đầu các ưu đãi từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có khả năng sẽ ký kết vào cuối năm 2015.

GS.TS Thomas Jandl nói, ông chọn Đồng Nai là điểm đến trao đổi kinh nghiệm vì đây là tỉnh có nền công nghiệp phát triển lâu, bền vững và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ lớn. Ông đã có nhiều năm nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam và, từng viết báo, viết sách về mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam và tầm quan trọng của sự cạnh tranh giữa các tỉnh, thành. Trong đó, Đồng Nai được ông nhắc đến như một cái nôi phát triển công nghiệp sớm và có nhiều đóng góp cho phát triển công nghiệp của Việt Nam.

Có thể chọn mô hình của Hàn Quốc

* Ông tng nghiên cu, viết sách v nn kinh tế ca Vit Nam, trong đó nhc đến Đồng Nai khá nhiu. Vy ông có nhng đánh giá như thế nào v phát trin công nghip ca Đồng Nai, đâu là thế mnh và đim yếu cn khc phc?

- So với các tỉnh, thành trong cả nước thì Đồng Nai là nơi phát triển công nghiệp khá sớm và là tỉnh có mô hình phát triển công nghiệp bài bản, quy mô, ổn định. Dù phải chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm trước, nhưng doanh nghiệp trong tỉnh vẫn vượt qua và mở rộng sản xuất. Điều này được thể hiện qua các chỉ số về công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu năm sau tăng cao hơn năm trước.

Trong quá trình phát triển công nghiệp, Đồng Nai luôn quan tâm đến vấn đề môi trường và có những đầu tư lớn cho bảo vệ môi trường. Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu trong phát triển công nghiệp. Đồng Nai cũng có những chính sách thu hút đầu tư tốt. Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng, tỉnh nên chú ý xây dựng cho địa phương một mô hình kinh tế phù hợp để tạo ra các kỳ tích về kinh tế và liên kết các doanh nghiệp lại với nhau.

* Trong nhng trao đổi ca ông vi lãnh đạo tnh, doanh nghip, ông hay nhc đến mô hình kinh tế để to ra k tích. Ông có th nói rõ v mô hình kinh tếĐồng Nai có th làm để to ra nhng phát trin mang tính đột phá?

- Như tôi đã nói, Đồng Nai là tỉnh có nền công nghiệp phát triển vững chắc, kết cấu hạ tầng giao thông tương đối tốt, cộng với ưu thế về vị trí địa lý. Đồng Nai có thể tận dụng các ưu thế này để phát triển kinh tế dựa trên TFP (năng suất và các yếu tố tổng hợp). Cụ thể, cần tăng vị trí trong các chuỗi giá trị, tập trung thu hút công nghệ cao, các ngành công nghiệp sử dụng ít lao động nhưng giá trị gia tăng cao và có chiến lược đầu tư tập trung và hợp tác.

 * Có mô hình c th nào phù hp không, thưa ông?

- Theo tôi, Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng có thể đi theo mô hình kinh tế chia làm 4 giai đoạn theo kiểu của Hàn Quốc. Giai đoạn 1, khi trình độ chưa cao, các doanh nghiệp nên lắp ráp các sản phẩm xuất khẩu từ những sản phẩm nhập khẩu được thiết kế ở nước ngoài với nhân công giá rẻ. Đến giai đoạn 2, sẽ tăng cung nội địa các linh kiện và bộ phận, tăng giá trị nội địa mặc dù nền kinh tế vẫn bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Giai đoạn 3, phải nội địa hóa nguồn vốn và trình độ nhân lực; thay thế người nước ngoài bằng người trong nước về quản lý, thiết kế, hậu cần, marketing. Giai đoạn 4, trở thành quốc gia lãnh đạo thị trường có thể tạo ra xu hướng. Trong các giai đoạn phát triển, cần có sự hỗ trợ về chính sách để tránh bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.

Con đường ngắn nhất là liên kết

 * Theo ông, Đồng Nai đang giai đon nào trong mô hình phát trin kinh tế trên và phi làm nhng gì trong thi gian ti?

- Theo tôi, Đồng Nai đang ở cuối giai đoạn 2 và tỉnh đang thực hiện khá tốt bằng việc có những chính sách thông thoáng, ưu đãi cụ thể để thu hút công nghiệp hỗ trợ từ nước ngoài, tăng cung nội địa giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất siêu. Để bước vào giai đoạn 3 một cách vững vàng, Đồng Nai nên đầu tư cho các doanh nghiệp tiến bộ, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, phải liên kết các doanh nghiệp lại để tạo ra mô hình “đàn chim bay”. Và điều tôi muốn nhấn mạnh trong quá trình phát triển công nghiệp là tỉnh nên chú trọng chính sách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có năng suất theo giờ cao hơn để các doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm cao cấp tại Việt Nam dù phải trả chi phí cao hơn để không mất lợi thế cạnh tranh. Khi có nguồn nhân lực tốt, sẽ tăng vị trí trong các chuỗi giá trị bằng cách tập trung vào công nghệ cao và các ngành công nghiệp đầu bảng.

GS.TS Thomas Jandl được biết đến là nhà nghiên cứu chính của TJMR Asia Consulting (đơn vị hỗ trợ hoạch định chính sách gia nhập vào TPP, WTO, BTA, cung cấp các cách tiếp cận vào Hoa Kỳ và có thể làm ủy thác cho khách hàng). Ông là nhà vận động hành lang cho các chương trình hỗ trợ môi trường quốc tế và từng làm tư vấn cho Đại sứ quán Việt Nam tại Washington... GS.TS Thomas Jandl có nhiều cuốn sách viết về Việt Nam: Vietnam in the Global Economy: The Dynamics of Integration, Decentralization and Contested Politics...

Hin nay, Hoa K là th trường xut khu ln nht ca Đồng Nai, nhưng hàng hóa phn ln phi qua mt s nước trung gian. Nhiu doanh nghip Đồng Nai đang tìm nhng tp đoàn bán l Hoa K để liên kết xut hàng trc tiếp. Theo ông, nhng tp đoàn nào có th hp tác?

- Hàng hóa của Đồng Nai muốn xâm nhập trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ, con đường ngắn nhất là liên kết với các tập đoàn bán lẻ lớn Hoa Kỳ, như: Walmart, Kroger, Target, Tyson Foods, Sysco và US Foods. Đây là những tập đoàn lớn có kinh nghiệm trong liên kết với các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia để đưa hàng hóa trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác với các tập đoàn bán lẻ Hoa Kỳ, trước tiên nên liên hệ với Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ để tìm hiểu các thông tin, chính sách và xem thị trường có nhu cầu với sản phẩm của công ty không, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu tại thị trường Hoa Kỳ chưa, rào cản với sản phẩm, khả năng cung cấp. Nếu đáp ứng được những yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp nhờ Thương vụ làm cầu nối hợp tác với các tập đoàn bán lẻ.

* Mi đây, các tp đoàn Walmart, Target đã đến Đồng Nai gp g các hip hi, doanh nghip và khá ưng ý vi mt s sn phm gm, g ni tht. Nhưng yêu cu ca h khi ký hp đồng là doanh nghip phi có lượng hàng ln cung cp thường xuyên, vic này tương đối khó vi doanh nghip va và nh. Ông có ý kiến gì giúp doanh nghip va và nh Đồng Nai không để vut mt cơ hi?

- Đợt gặp gỡ giữa 2 tập đoàn bán lẻ lớn của Hoa Kỳ với các hiệp hội, doanh nghiệp Đồng Nai tôi cũng có mặt và tôi thấy đây là khó khăn lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh. Nhưng theo tôi vẫn có giải pháp để các doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội là họ phải liên kết lại với nhau để có đủ năng lực cung ứng các đơn hàng lớn.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, như: ưu tiên sử dụng đất, tiếp cận phòng thí nghiệm, hợp tác với trường đại học, bảo lãnh vốn vay lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cấp năng lực, chuyển đổi công nghệ mới. Các chính sách hỗ trợ phải có thời hạn, tiêu chí nghiêm ngặt để hoàn thành đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất.

 Xin cm ơn ông!

Hương Giang (thc hin)

 

 

 

Tin xem nhiều