Báo Đồng Nai điện tử
En

Người di cư: Vấn đề gây chia rẽ sâu sắc hiện nay tại châu Âu

10:06, 22/06/2018

Các nhà lãnh đạo của 16 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ quan tâm đến việc tham gia một hội nghị thượng đỉnh về cuộc khủng hoảng di cư tại Brussels vào ngày 24-6 tới nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề đang gây chia rẽ sâu sắc hiện nay tại châu Âu .

Các nhà lãnh đạo của 16 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ quan tâm đến việc tham gia một hội nghị thượng đỉnh về cuộc khủng hoảng di cư tại Brussels vào ngày 24-6 tới nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề đang gây chia rẽ sâu sắc hiện nay tại châu Âu .

Thủ tướng Anh Theresa May (giữa), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa tại một Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ. Nguồn: AFP
Thủ tướng Anh Theresa May (giữa), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa tại một Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ. Nguồn: AFP

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã kêu gọi tổ chức hội nghị này trong bối cảnh xuất hiện những chia rẽ mới trong châu Âu về việc bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm với những người di cư trước tiên khi mà các quốc gia tuyến đầu như Italy và Hy Lạp đều cho rằng các thành viên khác của EU cần chia sẻ gánh nặng nhiều hơn.

Người phát ngôn EC Alexander Winterstein cho biết hiện số các quốc gia "đánh tín hiệu" tham gia hội nghị đã tăng lên 16 nước so với 8 nước đăng ký tham gia ngay từ khi lời kêu gọi của ông Juncker được đưa ra. Trước đó, hồi đầu tuần này, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Thủ tướng Malta Joseph Muscat đã xác nhận tham dự. Ngoài ra các nguồn tin châu Âu cho biết Italy, Hy Lạp, Áo và Bulgaria cũng sẽ có mặt. Các lãnh đạo của 4 nước từ chối tiếp nhận người di cư là Hungary, Ba Lan, CH Séc và Slovakia sẽ không tham dự.

Đây là hội nghị thượng đỉnh không chính thức trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra vào ngày 28 và 29-6 tới để đánh giá lại hệ thống tiếp nhận tị nạn của châu Âu vốn đang chịu nhiều áp lực kể từ khi cuộc khủng hoảng di cư nổ ra từ năm 2015. Hội nghị hoan nghênh mọi quốc gia thành viên nhưng không mang tính chất bắt buộc. Tại hội nghị này, các bên sẽ không đưa ra quyết định nào và cũng không có họp báo sau đó nhưng các lãnh đạo có thể tự do đưa ra bình luận sau hội nghị.

Theo thông báo sơ bộ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận các biện pháp đẩy nhanh quy trình đưa người tị nạn trở về quốc gia có trách nhiệm xử lý các đơn xin tị nạn. Vấn đề này vốn đang gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia tuyến đầu của EU như Italy và Hy Lạp bởi theo nguyên tắc Dublin những quốc gia đầu tiên người tị nạn đặt chân tới sẽ phải chịu trách nhiệm xét duyệt đơn tị nạn./.

Tunisia bắt giữ một đối tượng chủ chốt chuyên tổ chức buôn người

Ngày 22-6, Tunisia đã bắt giữ một đối tượng chủ chốt chuyên tổ chức hoạt động buôn người sau vụ đắm tàu chở người di cư bất hợp pháp ở ngoài khơi bờ biển miền Nam nước này, gần quần đảo Kerkennah hồi đầu tháng khiến ít nhất 87 người thiệt mạng.

(Theo Reuters)

 

Tin xem nhiều