Báo Đồng Nai điện tử
En

67% cử tri Thụy Sĩ ủng hộ siết chặt luật kiểm soát súng đạn

10:05, 19/05/2019

Theo kết quả thăm dò do viện the gfs.bern thực hiện cho thấy dự luật sử đổi kiểm soát súng đạn được đưa ra trưng cầu lần này đã nhận được 67 % sự ủng hộ của cư tri.

Theo kết quả thăm dò do viện the gfs.bern thực hiện cho thấy dự luật sử đổi kiểm soát súng đạn được đưa ra trưng cầu lần này đã nhận được 67 % sự ủng hộ của cư tri.

Câu lạc bộ súng trường Schuetzenverein Ossingen ở Ossingen của Thụy Sĩ. (Nguồn: euronews)
Câu lạc bộ súng trường Schuetzenverein Ossingen ở Ossingen của Thụy Sĩ. (Nguồn: euronews)

Ngày 19-5, cử tri Thụy Sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ siết chặt luật kiểm soát súng đạn trong nước và cải cách cho phù hợp với luật pháp của Liên minh châu Âu (EU) về việc này.

Các kết quả thăm dò và kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu ý dân được công bố ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa cho thấy đa số cử tri Thụy Sĩ đã chấp thuận thay đổi luật pháp quốc gia, thắt chặt kiểm soát vũ khí.

Theo kết quả thăm dò do viện the gfs.bern thực hiện cho thấy dự luật sử đổi kiểm soát súng đạn được đưa ra trưng cầu lần này đã nhận được 67 % sự ủng hộ.

Dự thảo luật, do Hội đồng Liên bang (Chính phủ) Thụy Sĩ soạn thảo, đảm bảo tuân thủ các quy định của luật kiểm soát súng đạn của EU được liên minh này thông qua hồi tháng 6/2016 sau các vụ tấn công tại Pháp, qua đó giảm nguy cơ các loại vũ khí tự động và bán tự động được mua bán dễ dàng trên thị trường "chợ đen" và rơi vào tay tội phạm cũng như khủng bố.

Sau quá trình đàm phán với giới chức EU, Chính phủ Thụy Sĩ đã bảo lưu được quyền mua và sở hữu súng của những người yêu thích và chơi bộ môn thể thao bắn súng truyền thống của Thụy Sĩ, nhưng yêu cầu có giấy phép của cơ quan chức năng.

Ngoài ra, EU cũng chấp nhận các ngoại lệ với các loại súng trường tấn công của Quân đội Thụy Sĩ, vốn thuộc loại vũ khí bị cấm sở hữu. Luật sửa đổi vẫn cho phép các công dân được giữ lại súng ở nhà sau khi họ kết thúc thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự và được sử dụng cho môn thể thao bắn súng.

Dù không phải là một thành viên EU, Thụy Sĩ gắn kết với khối này thông qua một loạt thỏa thuận song phương kết nối rất phức tạp. Nếu dự luật trên không được thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân, Thụy Sĩ có thể phải ra khỏi khu vực miễn thị thực Schengen của châu Âu và ra khỏi thỏa thuận Dublin về tiến trình xin tị nạn của châu Âu.

Kịch bản này sẽ gây hậu quả lớn về an ninh, tị nạn và du lịch đối với Thụy Sĩ và có thể khiến nước này thiệt hại nhiều tỷ franc Thụy Sĩ mỗi năm.

Với những sửa đổi trên, Thụy Sĩ đảm bảo duy trì sự hiện diện trong khu vực Schengen, tiếp tục kết nối, trao đổi thông tin trong khuôn khổ Thỏa thuận Schengen, đặc biệt với những thông tin liên quan đến tị nạn và an ninh./.

 (TTXVN/Vietnam+)

 

Tin xem nhiều