Báo Đồng Nai điện tử
En

Hạ viện Pháp thông qua dự luật đối phó phát ngôn thù hận trên Internet

08:07, 10/07/2019

Dự luật là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Macron nhằm đưa Pháp trở thành nước đi đầu trong việc siết chặt các quy định đối với các nền tảng truyền thông xã hội lớn.

Dự luật là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Macron nhằm đưa Pháp trở thành nước đi đầu trong việc siết chặt các quy định đối với các nền tảng truyền thông xã hội lớn.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Pháp ở thủ đô Paris. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Pháp ở thủ đô Paris. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 9-7, Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải gỡ bỏ các phát ngôn thù hằn và kích động hận thù trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Dự luật được thông qua với số phiếu áp đảo và sẽ được trình Thượng viện xem xét phê chuẩn.

Trước đó, dự luật đối phó với phát ngôn thù hận trên Internet được đảng Nền Cộng hòa Tiến bước (LREM) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất phỏng theo một đạo luật tương tự của Đức.

Nếu không tuân thủ, nền tảng truyền thông xã hội đó sẽ phải nộp phạt lên tới 1,25 triệu euro (tương đương 1,4 triệu USD).

Dự luật là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Macron nhằm đưa Pháp trở thành nước đi đầu trong việc siết chặt các quy định đối với các nền tảng truyền thông xã hội lớn.

Hồi tháng 6 vừa qua, mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã đồng ý bàn giao dữ liệu nhận dạng của người dùng Pháp bị nghi ngờ có phát ngôn thù hận cho các thẩm phán nước này.

Đây được xem là thỏa thuận đầu tiên trên thế giới về chia sẻ dữ liệu cá nhân người dùng mạng xã hội theo diện trên.

Biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh tình trạng phát ngôn gây thù hận đang ngày càng trở nên phổ biến trên các mạng xã hội như Facebook hay Twitter, dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm.

Các quốc gia trên thế giới đã đặt vấn đề cần sớm ngăn chặn vấn nạn này bởi dù với hình thức nào, phát ngôn gây thù hận cũng nhằm mục đích kích động sự thù hằn, những mâu thuẫn và bất đồng, từ đó đẩy tới tình trạng bất ổn xã hội và trở thành nguyên nhân khơi nguồn bạo lực trong cuộc sống./.

 (TTXVN/Vietnam+)

 

Tin xem nhiều