Báo Đồng Nai điện tử
En

Mỹ sẽ xem xét thỏa thuận thương mại tạm thời với Trung Quốc

09:09, 13/09/2019

Tuyên bố được đưa ra trước thềm các cuộc đàm phán thương mại cấp cao song phương vào tháng 10 tới nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm qua giữa hai bên.

Tuyên bố được đưa ra trước thềm các cuộc đàm phán thương mại cấp cao song phương vào tháng 10 tới nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm qua giữa hai bên.

Đậu nành được thu hoạch tại một nông trại ở bang Iowa, Mỹ. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Đậu nành được thu hoạch tại một nông trại ở bang Iowa, Mỹ. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Reuters/TTXVN đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12-9 tuyên bố ông sẽ xem xét một thỏa thuận thương mại tạm thời với Trung Quốc, một bước đi mà ông thấy đang được các nhà phân tích thảo luận, song ông chủ Nhà Trắng khẳng định ông muốn có một thỏa thuận rộng lớn hơn về các vấn đề.

Ngoài ra, giới thạo tin cho biết các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã nhập ít nhất 10 tàu đậu nành của Mỹ trong ngày 12-9, đây là số lượng đậu nành nhập khẩu từ Mỹ lớn nhất của Trung Quốc kể từ hồi tháng Sáu đến nay, trước thềm các cuộc đàm phán thương mại cấp cao song phương vào tháng 10 tới nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm qua giữa hai bên.

Theo nguồn tin, Trung Quốc đã mua ít nhất là 600.000 tấn đậu nành trong thương vụ lần này với Mỹ, hàng hóa dự kiến sẽ được vận chuyển từ các cảng xuất khẩu ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ đến Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12.

Động thái này của Trung Quốc là một dấu hiệu nữa cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể hạ nhiệt sau giai đoạn leo thang do Trung Quốc ngừng mua tất cả nông sản Mỹ để đáp trả những đe dọa của Tổng thống Trump về việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.

Cùng ngày, Bắc Kinh thông báo đang tiến hành tham vấn về vấn đề mua nông sản của Mỹ bao gồm các loại hàng hóa đắt đỏ như thịt lợn và đậu nành. Đây được xem là thiện chí từ Bắc Kinh trước thềm đàm phán.

Những động thái của Trung Quốc và Mỹ cho thấy hai bên đang nỗ lực tạo không khí hòa hoãn, thúc đẩy cuộc đàm phán hướng tới đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại đang gây tổn hại cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng như đẩy lùi tốc độ tăng trưởng toàn cầu./.

(Vietnam+)

 

Tin xem nhiều