Báo Đồng Nai điện tử
En

Hải quan Đồng Nai triển khai thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)

10:10, 21/10/2020

Ngày 8-6-2020, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (sau đây được gọi tắt EVFTA) và đây được coi là mt Hip định toàn din, cht lượng cao, đảm bo cân bng li ích cho cVit Nam và EU, đồng thi phù hp vi các quy chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Ngày 8-6-2020, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (sau đây được gọi tắt EVFTA) và đây  đượccoi là mt Hip định toàn din, cht lượng cao, đảm bo cân bng li ích cho cả Vit Nam và EU, đồng thi phù hp vi các quy chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích mà EVFTA mang lại cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai đã dịch tài liệu sang các thứ tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đồng thời trong các ngày: 16, 18 và 22 tháng 9 năm 2020, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai đã tổ chức cuộc tọa đàm với hơn 300 doanh nghiệp hoạt động XNK thuộc các thành phần, đến từ các Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản trên địa bàn tỉnh về nội dung chi tiết của EVFTA liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa. Tại buổi tọa đàm, các vấn đề được thảo luận, tìm hiểu trong đó các nội dung của EVFTA được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất đó là: Cơ hội cũng như những thách thức từ EVFTA . Cụ thể:

 Về cơ hội: Thị trường XNK sẽ được mở rộng.

- Việc xuất khẩu hàng vào EU sẽ tăng khả năng cạnh tranh về giá hàng hóa khi 99% các mặt hàng được xóa bỏ thuế quan, trong đó hai trong các mặt hàng có lợi nhất là dệt may, giày dép hiện đang là thế mạnh của các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Đồng Nai.

- Việc nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt là được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình.

Về thách thức: 3 nhóm thách thức cụ thể cần vượt qua là Quy tắc xuất xứ hàng hóa; Biện pháp phòng vệ thương mại; Rào cản kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.

- EVFTA xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc xuất xứ. Đây là một nội dung quan trọng các doanh nghiệp quan tâm, bởi nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc chứ không phải là mức thuế suất 0% trong EVFTA.

- Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Thông thường khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ, doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Và EU cũng là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ này.

Một trong những nội dung khác mà các doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm trong các buổi trao đổi, đó là lợi ích từ việc nhập khẩu hàng hóa từ EU, đồng thời cũng đề cập đến các vướng mắc về việc tự chứng nhận xuất xứ hàng theo hệ thống REX. Các vấn đề về “Chứng từ thương mại” thể hiện tự chứng nhận xuất xứ; việc được hưởng thuế suất ưu đãi theo Thông tư 11/2020/TT-BCT, công văn 5575/TCHQ-GSQL ngày 21-8-2020, việc thể hiện thông tin nào trên chứng từ thương mại theo cơ chế Rex; thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ để được hưởng thuế suất ưu đãi EVFTA…

Những vấn đề nêu trên của doanh nghiệp đã được Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai trao đổi làm rõ giúp các doanh nghiệp tiếp cận với EVFTA một cách kịp thời, đầy đủ, toàn diện.

Buổi tọa đàm đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao sự đồng hành, hợp tác của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, đặc biệt công tác chuẩn bị chu đáo, công phu thông qua Bộ tài liệu nội dung Hiệp định EVFTA và các nội dung chính cần thảo luận trong suốt buổi tọa đàm đều được chuyển dịch ra các tiếng: Anh, Trung, Nhật, Hàn và nội dung hình ảnh trình chiếu minh họa, truyền tải một cách sinh động, đầy đủ, dễ hiểu tới cộng đồng doanh nghiệp.

Trong không khí trao đổi, thảo luận tương tác trực tiếp, thẳng thắn, chia sẻ phối hợp vì một mục tiêu hướng tới: Đồng hành - Hợp tác cùng nhau tận dụng các lợi ích mà EVFTA mang lại trong khuôn khổ quy định của pháp luật, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai tiếp tục gửi các doanh nghiệp thông điệp: Sẵn sàng kết nối, chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện EVFTA qua các kênh thông tin điện tử của Cục HQĐN: “Tư vấn Hải quan qua mạng điện tử”; “DNCustoms - Info”…

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai đã và đang nỗ lực để cùng các cơ quan, ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp đưa Hiệp định đi vào thực tiễn đạt hiệu quả cao, hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp.

CỤC HẢI QUAN ĐỒNG NAI

 

Tin xem nhiều