Báo Đồng Nai điện tử
En

Gìn giữ nét đẹp của Tết cổ truyền

06:02, 17/02/2015

Không cầu kỳ nhưng đầm ấm là cảm nhận mà chúng tôi may mắn có được khi đến thăm gia đình cụ Nguyễn Thị Minh Sáng (88 tuổi) – một gia đình có công cách mạng vào một ngày giáp tết, khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sắp tới.

 

Không cầu kỳ nhưng đầm ấm là cảm nhận mà chúng tôi may mắn có được khi đến thăm gia đình cụ Nguyễn Thị Minh Sáng (88 tuổi) – một gia đình có công cách mạng vào một ngày giáp tết, khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sắp tới.

Con, cháu, chắt cụ Nguyễn Thị Minh Sáng quây quần trong những ngày giáp tết
Con, cháu, chắt cụ Nguyễn Thị Minh Sáng quây quần trong những ngày giáp tết

Nằm sâu trong con hẻm nhỏ thuộc khu phố 7, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, ngôi nhà của cụ Sáng được xây dựng vào khoảng năm 1954 không lớn nhưng yên tĩnh và thoáng đãng với khoảng sân và mảnh vườn khá rộng. Ở đó, cụ Nguyễn Thị Minh Sáng sống cùng với con gái lớn là bà Đặng Thị Kim Phụng năm nay đã ngoài 60 tuổi – một sĩ quan quân đội về hưu.

Theo lời kể của bà Đặng Thị Kim Phụng, thì cha mẹ của bà đều tham gia kháng chiến và từng bị địch bắt tù đày. Trong đó, cụ Đặng Văn Khai (cha của bà) tham gia cách mạng từ năm 1945. Đến năm 1956, cơ sở bị lộ, cụ bị bắt và tù đày tại nhà tù Côn Đảo. Sau ngày đất nước thống nhất, cụ được tự do nhưng những đòn tra tấn của kẻ thù trong 19 năm tại nhà tù Côn Đảo, khiến cụ mắc phải bệnh hoang tưởng và đến năm 2012 thì mất. Còn mẹ của bà là cụ Nguyễn Thị Minh Sáng cũng tham gia cách mạng từ sau năm 1945 tại địa bàn chiến khu D với cương vị là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Vĩnh Cửu ngày nay. Năm 1956, cụ Nguyễn Thị Minh Sáng cũng bị địch bắt và giam tại khám đường Biên Hòa một năm mới được thả tự do. Bà tiếp tục hoạt động ở cơ sở và sau giải phóng bà tham gia công tác phụ nữ xã Bình Trước (nay là TP. Biên Hòa).

Bà Đặng Thị Kim Phụng đang chuẩn bị cho lễ cúng tạ tổ tiên
Bà Đặng Thị Kim Phụng đang chuẩn bị cho lễ cúng tạ tổ tiên

Là chị lớn trong gia đình 5 chị em (3 gái và 2 trai) nhưng một người em trai đã mất vì bệnh hiểm nghèo, người em trai còn lại thì định cư tại nước ngoài nên sau ngày cha mẹ mất, việc coi sóc nhà cửa và thờ cúng tổ tiên, cha mẹ đều do một tay cụ Nguyễn Thị Minh Sáng quán xuyến. Không chỉ làm tròn bổn phận của mình mà cụ Sáng luôn quan tâm đến việc giáo dục truyền thống cho con cháu trân trọng những giá trị truyền thống của gia đình, nhất là vào các dịp tết đến, xuân về.

Cũng như bao gia đình lâu đời ở Biên Hòa, không khí tết đến trong gia đình cụ Nguyễn Thị Minh Sáng từ ngày 23 tháng Chạp, khi gia đình quây quần bên mâm cỗ để tiễn ông Táo về trời. Tiếp đến là lễ cúng tạ tổ tiên (tổng kết năm cũ), dọn dẹp, vệ sinh ban thờ vào ngày 25 tết; các ngày còn lại sau đó là đi dẫy mả (sửa sang mộ phần của gia đình tại nghĩa trang).

Bà Đặng Thị Kim Phụng (con gái lớn của cụ Nguyễn Thị Minh Sáng), người phụ giúp cụ Sáng coi sóc và thờ cúng tổ tiên từ khi cụ tuổi cao sức yếu góp lời, ngoài các bàn thờ tổ tiên, ông bà; bàn thờ thiên địa được đặt cố định trong nhà, tết đến gia đình bà thường chuẩn bị một bàn cúng “củ quyền” (tổ tiên các đời xa xưa trước đó) và bàn thờ liệt sĩ (dành cho những liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến trên mảnh đất này).

Khi những nụ mai bung nở cũng là lúc đất trời giao hòa (đêm giao thừa) và ngày mồng 1 tết con cháu sẽ tập trung dâng hương lên tổ tiên. Và sau đó, mọi người sẽ cùng trao tay những phong bao lì xì đỏ với những lời chúc tốt đẹp trong năm mới. Đặc biệt, trong khoảng khắc này, những người nhỏ sẽ đứng khoanh tay nói lời chúc tết và mừng tuổi (lì xì) người lớn. Và điều mà cụ Nguyễn Thị Minh Sáng vui hơn cả đó là mặc dù cuộc sống hiện đại ngày nay đã có nhiều thay đổi, con cháu đã trưởng thành nhưng vẫn ngoan ngoãn, giữ gìn được nề nếp của tổ tiên để lại.

Nga Sơn

 

 

 

 

Tin xem nhiều