Báo Đồng Nai điện tử
En

Triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đến chức sắc tôn giáo

02:08, 09/08/2017

(ĐN)- Sáng 9-8, tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh, UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho hơn 500 chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

(ĐN)- Sáng 9-8, tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh, hơn 500 chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã tham dự hội nghị triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo do UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnhnphối hợp tổ chức.

Các chức sắc tôn giáo nghe triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Các chức sắc tôn giáo nghe triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Các đồng chí: Hồ Thanh Sơn, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Hòa Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tới dự.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp cho biết, Đồng Nai có hơn 70% dân số là tín đồ các tôn giáo, nên việc triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa quan trọng.

Các chức sắc tôn giáo quan tâm tìm hiểu đầy đủ những nội dung quy định trong luật để tuyên truyền, vận động tín đồ của mình cùng thực hiện tốt các quy định đã đề ra; sống tốt đời đẹp đạo; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh.

Theo đồng chí Trần Tấn Hùng, Phó ban Tôn giáo Chính phủ - báo cáo viên tại hội nghị, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, gồm 9 chương, 68 điều. Trong đó, có 15 điểm mới; có 7 nội dung ở 7 điều được Quốc hội giao Chính phủ xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành.

Các chức sắc tôn giáo nghe triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Các chức sắc tôn giáo nghe triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thay thế cho Pháp lệnh về Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004; thực thi Điều 24 Hiến pháp năm 2013..., nhằm đảm bảo tương thích quá trình hội nhập sâu rộng với các tổ chức tôn giáo trên thế giới.

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Nếu như trước đây nói, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của “công dân”, thì nay luật quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của “mọi người”, dù bị mất quyền công dân (như đang bị phạt tù) nhưng vẫn có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Việc xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là bước phát triển, đổi mới của Nhà nước trên lĩnh vực này, các tôn giáo có điều kiện ổn định phát triển, hội nhập. Tuy nhiên, khi ra đời không có một luật nào đáp ứng tất cả các vấn đề, nên quá trình thực hiện có gì chưa hợp lý sẽ được sửa đổi, bổ sung.

* Buổi chiều cùng ngày, tại Hội trường Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng đã tổ chức triển khai sâu rộng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và huyện.

Phương Hằng

 

 

  

Tin xem nhiều