Báo Đồng Nai điện tử
En

Truyền thông về phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh

10:08, 21/08/2018

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chương trình nhằm góp phần phát huy, hướng đến những giá trị tốt đẹp, lâu bền, tạo động lực và khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 4 nội dung truyền thông gồm:

Một là, truyền thông về chủ trương, chính sách phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, truyền thông sâu rộng về các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, các chương trình nghị sự, sự kiện quốc tế về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà Việt Nam tổ chức, tham gia; phổ biến các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của các tổ chức uy tín trên thế giới tới các tổ chức, người dân; truyền thông về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, quá trình thực hiện, những kết quả đạt được qua các năm; truyền thông về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, thi đua xây dựng đất nước, các điển hình tiên tiến, các việc làm thiết thực góp phần thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hai là, truyền thông các nội dung về lĩnh vực kinh tế: Truyền thông về các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; tăng cường nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Ba là, truyền thông các nội dung về lĩnh vực văn hóa - xã hội: Truyền thông về các mục tiêu phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội.

Bốn là, truyền thông các nội dung về lĩnh vực môi trường: Truyền thông về các nội dung khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia; cách sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

P.V

Tin xem nhiều