Báo Đồng Nai điện tử
En

Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

08:05, 23/05/2022

(ĐN)- Đó là chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 diễn ra từ ngày 1 đến 30-6.

(ĐN)- Đó là chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 diễn ra từ ngày 1 đến 30-6.

Tích cực tổ chức các hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho trẻ em. Trong ảnh: Đại diện Qũy Bảo trợ trẻ em tỉnh tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết vừa qua)
Tích cực tổ chức các hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho trẻ em. Trong ảnh: Đại diện Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết vừa qua

UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó, yêu cầu các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện để mọi trẻ em có một mùa hè an toàn, lành mạnh; tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở trong quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích và phòng, chống tai nạn thương tích; bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Bên cạnh đó quá trình triển khai Tháng hành động vì trẻ em cũng phải đám bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho trẻ em và cộng đồng.

Để đạt được các yêu cầu này, Tháng hành động vì trẻ em sẽ tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động của Tháng hành động vì trẻ em. Bên cạnh đó tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, trong đó có sự tham gia của trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Song song đó, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trẻ em, như: tư vấn, điều trị chăm sóc sức khỏe, tâm lý cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại; can thiệp, kết nối các dịch vụ hỗ trợ trẻ bị tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; trẻ khuyết tật; thăm, tặng quà, học bổng, đỡ đầu, trợ giúp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mồ côi vì Covid-19, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời đối với tội phạm xâm hại, bạo lực, ngược đãi trẻ em; chủ động thực hiện các giải phép phòng, chống xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích trẻ em; rà soát, khắc phục các điểm có nguy cơ gây tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em…

Các địa phương phối hợp với các trường lập danh sách, bàn giao, tiếp nhận, quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại địa phương; tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, tham quan… cho trẻ em phù hợp với tình hình địa phương.

Tin, ảnh: Nga Sơn

Tin xem nhiều