Báo Đồng Nai điện tử
En

Làm thương hiệu cho nông sản địa phương

04:10, 17/10/2019

Những năm gần đây, huyện Tân Phú không chỉ nổi tiếng về phát triển du lịch sinh thái với các khu du lịch như: Vườn quốc gia Cát Tiên hay Khu du lịch Suối Mơ mà còn có các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản như: bưởi da xanh, sầu riêng, tôm càng xanh... được nhiều người ưa chuộng, tìm mua. Đây là những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, đang dần tạo nên thương hiệu riêng của huyện miền núi này.

[links()]Những năm gần đây, huyện Tân Phú không chỉ nổi tiếng về phát triển du lịch sinh thái với các khu du lịch như: Vườn quốc gia Cát Tiên hay Khu du lịch Suối Mơ mà còn có các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản như: bưởi da xanh, sầu riêng, tôm càng xanh... được nhiều người ưa chuộng, tìm mua. Đây là những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, đang dần tạo nên thương hiệu riêng của huyện miền núi này.

Mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGap của Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp Tà Lài. Ảnh:N.Liên
Mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGap của Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp Tà Lài. Ảnh:N.Liên

Để tạo ra được những thế mạnh riêng của địa phương như hôm nay là cả quá trình dài không ngừng nỗ lực của huyện Tân Phú trong việc nắm bắt, khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phương, tạo ra những giá trị về kinh tế - văn hóa - xã hội mang bản sắc riêng.

* Xây dựng vùng cây ăn trái miền núi

Hơn 10 năm trước, Tân Phú chỉ được biết đến như một  huyện miền núi vùng xa khó khăn nhất của tỉnh Đồng Nai. Ấn tượng duy nhất chỉ là huyện nằm trên quốc lộ 20, trên cung đường người dân các tỉnh, thành khác khi đi du lịch ở TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) sẽ ngang qua. Thu nhập người dân ở mức thấp, phát triển kinh tế - xã hội thời đó cũng chưa có gì nổi bật.

“Thời gian tới, huyện Tân Phú sẽ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực của huyện (cây rau, hồ tiêu, điều, sầu riêng, bưởi) theo chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) để quảng bá sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương. Huyện cũng sẽ tổ chức các điểm giới thiệu sản phẩm chủ lực, kết hợp tổ chức một số tour du lịch vườn, du lịch dạng homestay, tạo cơ hội để tiêu thụ và quảng bá sản phẩm cho địa phương” - ông Ký nhấn mạnh.

Tuy nhiên, những năm gần đây, huyện Tân Phú đã biết tận dụng ưu thế sẵn có để phát triển nhiều vùng trái cây ngon thuộc vào hàng đặc sản như: sầu riêng, bưởi da xanh, mãng cầu...

Điển hình như xã Phú An, hơn 10 năm trước chỉ là một xã vùng xa và gần như không có điểm nổi bật nào trong sản xuất nông nghiệp. Vì nhiều hạn chế, nông dân Phú An thường chỉ trồng những loại cây không có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, đầu những năm 2000, Phú An bắt đầu “gây tiếng vang” với đặc sản sầu riêng thơm ngon hơn hẳn những vùng khác.

Nói về nguyên nhân hình thành và phát triển cây sầu riêng trên vùng đất này, ông Trần Văn Nhuốt, nông dân ở ấp 4, xã Phú An chia sẻ, nhờ sự hỗ trợ giống, phân bón và máy móc từ một doanh nghiệp nên một số bà con đã mạnh dạn tham gia thay cây cà phê bằng cây sầu riêng. Thời gian đầu, không nhiều người mặn mà tham gia, nhưng khi thấy những hộ trồng sầu riêng đạt lợi nhuận cao, nhiều người khác bắt đầu tham gia trồng sầu riêng.

“Hiện nay, chỉ riêng ấp 4 đã có gần 20 hộ trồng sầu riêng với diện tích khoảng 300 hécta. Sầu riêng Phú An nổi tiếng thơm ngon hơn những vùng khác nên giá bán khá ổn định. Hiện bà con đã thực hiện trồng cây theo mô hình VietGap. Với mô hình này, chúng tôi kỳ vọng khi chất lượng càng đạt chuẩn, trái sầu riêng Phú An sẽ ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thị trường, tiến tới có thể xuất khẩu” - ông Nhuốt nói.

Hình thành vùng chuyên canh chậm hơn Phú An nhưng tại những xã như: Tà Lài, Núi Tượng, Phú Lộc, Phú Thịnh... những năm gần đây cũng đang nổi lên với đặc sản cây có múi như: bưởi da xanh, cam, quýt. Tổng diện tích trồng bưởi da xanh trên địa bàn huyện đã lên đến trên 1,4 ngàn hécta, năng suất trung bình 17,3 tấn/hécta (tăng 138% so với năm 2011), sản lượng đạt trên 12,4 ngàn tấn (tăng 207% so với năm 2011).

Trong đó, riêng vùng chuyên canh tập trung ở các xã Phú Lộc, Trà Cổ, Núi Tượng, Tà Lài, Phú Thịnh có diện tích 950 hécta, chiếm 65,7% tổng diện tích. Mô hình trồng bưởi da xanh hiện đang cho năng suất, chất lượng và giá trị cao. Theo đó, người dân có thu nhập bình quân khoảng 800 triệu đồng/hécta, lợi nhuận bình quân khoảng 650 triệu đồng/hécta. Đặc biệt, Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp Tà Lài vừa thành lập năm 2017 đang áp dụng mô hình trồng bưởi da xanh tiêu chuẩn VietGAP, đây là bước đệm để nâng cao giá trị sản phẩm cho nông sản địa phương.

* Tạo thương hiệu bền vững

Ngoài sầu riêng và các loại cây có múi, huyện Tân Phú còn đạt được những thành quả khác như: xây dựng cánh đồng lúa chất lượng cao với diện tích trên 13,3 ngàn hécta; mô hình khai thác trầm hương trên cây dó bầu; nuôi tôm càng xanh tại xã Trà Cổ cho lợi nhuận cao...

Để nông nghiệp phát triển bền vững, có những mô hình sản xuất hiệu quả như vừa nêu trên, huyện đang hướng đến mục tiêu chung là phát triển thị trường bền vững với chất lượng các loại nông sản địa phương ở mức cao, có khả năng xâm nhập vào các thị trường “khó tính” nhất, đủ sức cạnh tranh với các loại nông sản trong và ngoài nước.

 Chia sẻ về những mục tiêu phát triển kinh tế của Tân Phú, Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Ký cho biết, trong vài năm gần đây, huyện đã chỉ đạo, hỗ trợ trong việc quy hoạch lại các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn cho các cây trồng chủ lực giá trị cao. Đồng thời, huyện còn đẩy mạnh đầu tư một cách có trọng tâm trong việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật (về giống, quy trình canh tác, phòng trừ dịch hại tổng hợp, hệ thống tưới nước tiết kiệm...).

Kết quả là thời gian qua, ngành nông nghiệp Tân Phú đã tạo ra những sản phẩm có năng suất cao, chất lượng đồng bộ, sản lượng lớn, chi phí sản xuất giảm đáng kể... Đồng thời, tính cạnh tranh của sản phẩm cũng tăng mạnh trên một số loại nông sản có tính chủ lực như: bưởi da xanh, sầu riêng, hồ tiêu, rau sạch...

Theo ông Ký, để thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm có giá trị, kêu gọi doanh nghiệp tìm đầu ra sản phẩm, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện các dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị, cá nhân áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy mạnh việc hỗ trợ đầu tư các mô hình điểm về ứng dụng khoa học công nghệ (công nghệ cao) cho các hợp tác xã để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Huyện Tân Phú hiện có 33 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động trong các lĩnh vực gồm: nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ vận tải, thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân (tăng 25 HTX so với năm 2011), hoạt động kinh doanh của các HTX nhìn chung ổn định và có lãi.

Các HTX nông nghiệp mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đã từng bước chuyển mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hầu hết các HTX, tổ hợp tác đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang canh tác chuyên canh các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực. Từng bước đẩy mạnh thực hiện quy trình sản xuất theo mô hình VietGAP, GlobalGAP, UTZ..., tổ chức hoạt động sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng liên kết để phát triển ổn định và bền vững.

Ngọc Liên

Tin xem nhiều