Báo Đồng Nai điện tử
En

Chăm sóc sản phụ sau khi sinh

10:11, 22/11/2011

Theo bác sĩ Phan Văn Thám, Trưởng khoa sản 2  Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, chuyến vượt cạn của các sản phụ không phải “mẹ tròn con vuông” là đã xong. Chăm sóc sau sinh là vấn đề quan trọng, cần phải có sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Theo bác sĩ Phan Văn Thám, Trưởng khoa sản 2  Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, chuyến vượt cạn của các sản phụ không phải “mẹ tròn con vuông” là đã xong. Chăm sóc sau sinh là vấn đề quan trọng, cần phải có sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

* Theo dõi hiện tượng nguy hiểm sau sinh

Không phải sản phụ nào sau sinh cũng có vấn đề, tuy nhiên, nếu gặp những hiện tượng bất thường sau cần báo ngay cho bác sĩ biết. Đó là tình trạng ngất, bất tỉnh, ra máu nhiều, máu dạng đỏ tươi kèm theo cục đông máu, đau bụng dữ dội, nôn ói, tiêu chảy, máu và dịch tiết âm đạo có mùi hôi, vết mổ sưng đau, rỉ máu, có nước tiểu, phân chảy từ âm đạo, người mệt mỏi, da xám, mặt nhợt nhạt… Những dấu hiệu trên cho thấy nguy cơ đe dọa băng huyết, nhiễm trùng vết mổ, vết khâu, sót nhau… cần phải được can thiệp kịp thời.

Nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán chuyển sản phụ mổ sinh về trại điều dưỡng.
Nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán chuyển sản phụ mổ sinh về trại điều dưỡng.

Ngoài dấu hiệu về thể chất, những dấu hiệu thay đổi về cảm xúc, như: dễ xúc động, vui buồn thay đổi đột ngột, khóc vô cớ, dễ cáu giận, biếng ăn, mệt mỏi, khó ngủ... cũng là những dấu hiệu được xem là nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, để chiều hướng phát triển gia tăng sẽ dẫn đến những trầm cảm nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

 * Chăm sóc và duy trì ổn định sức khỏe

Duy trì và ổn định sức khỏe cho bà mẹ sau sinh là một trong những vấn đề quan trọng. Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất. Để tránh tình trạng bị chứng són tiểu sau này, bà mẹ có thể tập hít thở; có thể dùng gen, tã cotton bó bụng để tránh xổ bụng, tập thể dục nhẹ nhàng để sớm lấy lại hình dáng thon thả.

Sau sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá độ, ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh các gia vị có chất kích thích như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Để có đủ sữa cho con bú, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày và uống thêm nước hoa quả, sữa.

* Chăm sóc vú và vùng kín

Sau khi sinh từ 2-3 ngày, sữa bắt đầu tiết ra, nên cho bé bú ngay sữa non, bú nhiều lần trong ngày để kích thích tiết sữa. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú, triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi. Tránh vắt, bóp gây vỡ tuyến, tia sữa. Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước bình thường và tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó với con nơi người mẹ.

Đối với vùng kín, nên giữ vệ sinh tốt âm đạo bằng việc  thay băng sau 2-4 giờ, giữ môi trường âm đạo luôn sạch và khô thoáng. Ngoài ra, cần tăng cường  hoạt động bằng việc đi lại, luyện tập các động tác thể thao nhẹ nhàng. Phụ nữ sau khi sinh không nên kiêng tắm, tắm giặt sớm làm sạch các tế bào chết trên da giúp da sáng khỏe. Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín, cũng có thể tắm nước nóng và nước lạnh kết hợp để giúp máu tuần hoàn tốt.

Uyên Uyên

 

Tin xem nhiều