Báo Đồng Nai điện tử
En

Kinh nghiệm tiết kiệm điện ở các nước phát triển trên thế giới

09:10, 31/10/2014

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam không chỉ trao đổi và ứng dụng về các thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến trên thế giới mà còn phải học tập nghiêm túc cách thức giáo dục và thực hành sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả từ cá nước phát triển trên toàn cầu.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam không chỉ trao đổi và ứng dụng về các thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến trên thế giới mà còn phải học tập nghiêm túc cách thức giáo dục và thực hành sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả từ cá nước phát triển trên toàn cầu.

Những phương pháp và hoạt động tiết kiệm điện năng hiệu quả được triển khai đồng bộ từ Chính phủ, các nghiệp đoàn đến người dân được thể chế hóa bằng Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010. Kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng của các nước phát triển là bài học quý báu cho chúng ta, đặc biệt là khi Việt Nam đang trong giai đoạn đầu thực hiện việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Ngày nay, chủ trương sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tại đất nước phát triển nhất châu Á, Nhật Bản- quốc gia tiên phong trong tiết kiệm năng lượng, ngay sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới lần thứ II, Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng thông qua Luật sử dụng năng lượng hợp lý. Các giải pháp được đưa ra thực hiện rất linh hoạt, toàn diện và mang tính thực tiễn cao. Hiệu quả nhất là giải pháp khuyến khích về tài chính với chương trình cho vay có lãi suất đặc biệt áp dụng cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ; chương trình ưu đãi thuế bao gồm miễn thuế tương đương 7% chi phí mua máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khấu hao đặc biệt 30% giá mua máy móc thiết bị…Công tác quảng bá, tôn vinh công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng tốt nhất hiện có được thực hiện thông qua Hội chợ triển lãm Môi trường và Năng lượng (ENEX), Hội nghị năng lượng quốc gia được tổ chức hàng năm. 

Ngoài ra, tiết kiệm luôn được xem là vấn đề đạo đức trong Chính phủ và phương châm trong cách sống cũng như làm việc của người Nhật. Tính tự nguyện và sự nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn, tiêu chuẩn và quy định từ Chính phủ của toàn xã hội đã góp phần giúp Nhật Bản trở thành quốc gia đạt hiệu quả hàng đầu trên thế giới trong công tác bảo tồn năng lượng. với các chương trình thiết thực như chiến dịch "Cool Biz" (Công sở mát mẻ) do Thủ tướng Koizumi phát động vào mùa hè năm 2005, khuyến khích các nhân viên mặc những bộ quần áo đơn giản, mát mẻ và giảm sử dụng điều hoà trong những tháng mùa hè và đã cắt giảm được 460 ngàn tấn khí thải CO2, tương đương lượng khí thải của 1 triệu hộ gia đình thải ra trong mỗi tháng. Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 01/6 hằng năm và được duy trì liên tục, đặc biệt năm nay, chiến dịch này được thực hiện từ ngày 01/5, sớm hơn 1 tháng so với các năm trước. Ngoài ra, có những hoạt động như kêu gọi nhân viên cắt tóc ngắn và tắm nhanh nhằm tiết kiệm nước; các nhà hàng, văn phòng và chung cư ở Nhật đã trồng các loại dây leo ở cửa sổ để làm mát không phí bên trong, thang máy tại nhiều tòa nhà chỉ phục vụ cho việc đi lại từ 3 tầng trở lên, chỉ những ngày nhiệt độ cao, các công sở ở Nhật mới cho phép bật điều hòa và mặc định ở mức 28 độ C, không được điều chỉnh thấp hơn.

Nhật Bản cũng có sự chênh lệch lớn về nhu cầu điện năng giữa giờ cao điểm và thấp điểm. Giải pháp điều chỉnh chiến lược của Nhật là sử dụng thủy điện tích năng: Nước được bơm lên cao vào ban đêm bằng điện dư thừa vào giờ thấp điểm và cho chảy xuống phát ra điện vào giờ cao điểm. Việc sử dụng thủy điện tích năng giúp cho các nhà máy điện nguyên tử và nhiệt điện có thể vận hành liên tục mà không phải tắt máy vào giờ thấp điểm, do đó mà nâng cao hiệu suất của nhà máy. Các công sở ở Tokyo cho nhân viên đi làm vào thứ bảy, chủ nhật, một số công ty đã chuyển dịch sản xuất vào cuối tuần và ban đêm. Ngoài ra, Nhật Bản có kế hoạch phát triển ngành công nghiệp chiếu sáng LED (công nghệ chiếu sáng tiết kiệm điện nhất hiện nay) thông qua "Dự án chiếu sáng của thế kỷ 21".

Người dân Nhật xem chuyện tiết kiệm nhiên liệu là trách nhiệm cá nhân và họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để mua các loại máy móc, vật dụng "sạch". Bên cạnh đó, người Nhật thường xuyên kiểm tra hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa không khí... để các thiết bị này hoạt động hiệu quả nhất. Thực hiện tốt luật Giới hạn điện năng tiêu thụ, để đối phó với khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện. Tính trung bình, mức tiêu thụ điện của người dân Nhật chỉ bằng 1/2 so với dân Mỹ.

 Tiết kiệm năng lượng không những mang lại lợi ích cho mỗi gia đình và cộng đồng mà còn giảm gánh nặng thiếu hụt năng lượng cho xã hội, giảm khí thải ra môi trường. Năng lượng là nguồn tài nguyên hữu hạn vì vậy chúng ta hãy chung tay tiết kiệm năng lượng, vì một cuộc sống bền vững.

                                                                                                                        Cao Hiền

 

Tin xem nhiều