Báo Đồng Nai điện tử
En

“Ngợp” trong thành phố lớn thứ hai thế giới thời La Mã

05:07, 14/07/2011

Trải qua 3000 năm lịch sử, sự rộng lớn và tinh xảo của những phế tích ở Ephesus còn khiến du khách bị ngợp hơn cả khi thăm những phế tích của cả Hy Lạp lẫn La Mã cổ đại ở Athens và Rome. 

Trải qua 3000 năm lịch sử, sự rộng lớn và tinh xảo của những phế tích ở Ephesus còn khiến du khách bị ngợp hơn cả khi thăm những phế tích của cả Hy Lạp lẫn La Mã cổ đại ở Athens và Rome. 
Dấu tích còn lại của nền văn minh Hy Lạp là thành cổ Acropolis ở thủ đô Athens và dấu tích của văn minh La Mỹ là khu vực Quảng Trường La Mã ở Rome.
Nhưng cả hai địa danh lịch sử ấy đều đã chỉ còn là những cột đá ngổn ngang và đổ nát trong hoang phế. Thật bất ngờ, dấu vết “hoành tráng” của văn minh của Hy Lạp và đặc biệt là La Mã lại không phải ở nơi khai sinh ra nó mà lại ở khu vực gần thành phố biển Kusadasi, Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngôi nhà của Đức mẹ Maria trên ngọn đồi gần thành phố Ephesus.
Ngôi nhà của Đức mẹ Maria trên ngọn đồi gần thành phố Ephesus.

Trung tâm của toàn bộ khu vực ấy là một thành phố cổ có tên Ephesus, toàn bộ khu khảo cổ Ephesus trải dài trên một con đường 3Km với nhiều phế tích của các Cung điện, Nhà tắm, Quảng Trường, Đại lộ, Khu chợ, Nhà hát lớn, Sân Vận động và thậm chí cả những Nhà vệ sinh công cộng từ thời La Mã.
Không di sản La Mã nào trên thế giới còn lưu giữ được lại rộng lớn hơn về quy mô như ở Ephesus. Vào thời kỳ đế chế La Mã hưng thịnh,  Đây là thành phố La Mã lớn thứ hai chỉ sau Rome và cũng là thành phố lớn thứ hai thế giới thời kỳ đó.
Tuy thế, lịch sử của Ephesus không bắt nguồn từ La Mã mà khởi thủy xa hơn thế. Ephesus là vùng đất được tìm thấy đầu tiên bởi người Amazon và sau đó nhiều bộ lạc địa phương như Carian và Lelegean đã sinh sống tại đây.
Tuy nhiên, giữa những bộ lạc sinh sống tại khu vực duyên hải phía Tây này lại hoàn toàn không có sự thống nhất ngay cả về mặt ngôn ngữ dẫn tới việc Ephesus rơi vào tay người Hy Lạp vào khoảng thế kỷ 10 trước Công nguyên.

Quang cảnh thư viện Celcus trong thành phố Ephesus.
Quang cảnh thư viện Celcus trong thành phố Ephesus.

Thành phố này đã nổi tiếng từ thời thời cổ đại bởi có Ngôi đền thờ thần Artemis nổi tiếng, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Vào thế kỷ thứ 3, Alexander Đại Đế thống trị Hy Lạp và Châu Âu. Vị Hoàng Đế này chiếm được Ephesus vào năm 334 trước Công nguyên và đưa thành phố này vào kỷ nguyên vàng trong lịch sử của nó với dân số lên tới 300 000 người.
Năm 130 trước Công nguyên, người La Mã chiếm được toàn bộ khu vực Tiểu Á và thành phố Ephesus trở thành thủ đô cũng như đô thị lớn nhất Tiểu Á với dân số lên tới 200.000 người. 
Nằm ngay dưới chân những quả đồi thấp và ở một khu vực địa lý sát bờ biển, miền đất Ephesus trù phú và phì nhiêu với khí hậu luôn mát mẻ và trong lành. Miền đất lành ấy cũng là nơi chứng kiến sự lan tỏa mạnh mẽ của đạo Cơ Đốc.
Không xa so với Israel nơi Chúc Jesus đã ra đời và phục sinh, hai tông đồ của ông là Thánh John và Thánh Paul đều đã dành phần nhiều thời gian của mình để tới đây thuyết pháp. Cơ Đốc giáo nhanh chóng trở thành tôn giáo chủ đạo ở Ephesus và người dân tụ tập quanh ngọn đồi Ayasuluk nơi Nhà thờ thánh John tọa lạc.

Thời tiết trong lành và thiên nhiên tươi đẹp ở thành phố biển Kusadasi
Thời tiết trong lành và thiên nhiên tươi đẹp ở thành phố biển Kusadasi

Đặc biệt nhất trên ngọn đồi ngay sát Ephesus còn có căn nhà nơi Đức Mẹ Maria tương truyền đã sống và qua đời. Căn nhà nhỏ giữa núi đồi ngân vang tiếng kinh cầu buổi sáng trong trẻo tạo cho du khách một cảm giác rất dễ chịu.
Ephesus không chỉ là lịch sử, nơi đây xứng đáng được coi là một điểm du lịch hành hương tôn giáo đối với những người theo đạo Cơ Đốc.
Ephesus giảm dần kích thước lẫn dân số của nó cùng với đà suy vong của đế chế La Mã và trở thành một nơi hoang phế khi đế chế Ottoman bắt đầu thống trị Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy đã bị bỏ hoang hàng trăm năm, nhiều di tích quan trọng trong lịch sử kinh qua cả hai đế chế Hy Lạp và La Mã ở Ephesus vẫn giữ được hình hài tương đối so với những di tích tương tự trên thế giới. 
Điển hình nhất trong số đó là Thư viện Celsus, điểm gần cuối trên con đường di sản Ephesus. Tòa nhà này được xây như một lăng mộ vĩ đại vào năm 117 trước công nguyên bởi quan chấp chính tối cao La Mã Julius Aquila nhân danh cha mình là Celsus Polamaeanus.
Tòa nhà này về sau được sử dụng với cả chức năng hầm mộ lẫn thư viện nơi những cuộn giấy được lưu trữ trong những hốc tường. Mặt trước cổng Thư viện là 4 bức tượng nữ nhân biểu trưng cho 4 đặc điểm của Celcus: trí tuệ, đức hạnh, thông minh và học thức.
Trải qua 3.000 năm lịch sử, sự rộng lớn và tinh xảo của những phế tích ở Ephesus còn khiến du khách bị ngợp hơn cả khi thăm những phế tích của cả Hy Lạp lẫn La Mã cổ đại ở Athens và Rome.

VietNamNet
Tin xem nhiều