Báo Đồng Nai điện tử
En

Trên con đường sách "ký ức nước nga"

08:11, 04/11/2017

Tại đường sách Nguyễn Văn Bình - TP.Hồ Chí Minh sáng 1-11 đã diễn ra buổi khai mạc Tuần lễ sách Nga và buổi tọa đàm 100 năm Cách mng Tháng Mười Nga. Đây là 2 s kin m đầu cho chuỗi  8 sự kiện tôn vinh lịch sử này tại đường sách.

Tại đường sách Nguyễn Văn Bình - TP.Hồ Chí Minh sáng 1-11 đã diễn ra buổi khai mạc Tuần lễ sách Nga và buổi tọa đàm 100 năm Cách mng Tháng Mười Nga. Đây là 2 s kin m đầu cho chuỗi  8 sự kiện tôn vinh lịch sử này tại đường sách. Điu đặc bit là sut nhng ngày din ra s kin, ti đây có mt trin lãm sách luôn song hành mang tên Ký c nước Nga.

Bạn đọc đến với Tuần lễ sách Nga sáng 3-11-2017.
Bạn đọc đến với Tuần lễ sách Nga sáng 3-11-2017.

Có một thời kỳ thuộc về sách Nga

Nếu có một cái tên chung chính xác hơn cho những cuốn sách đang bày từ ngày 1 đến 8-11 trên con đường thơ mộng bên hông nhà thờ Đức Bà thì đó là “Ký ức Liên Xô”.  Nói thế, bởi những cuốn sách ở đây hầu hết được ấn hành bởi 2 nhà xuất bản của Liên Xô là Nhà xuất bản Sự Thật và Nhà xuất bản Cầu Vồng. Tất cả đều được ra đời trong thời kỳ tồn tại Liên bang các nước cng hòa hi ch nghĩa Xô-viết (Liên Xô).

Sách được chia theo rất nhiều chủ đề khác nhau, như: sách Triết học Mác-Lênin, sách thiếu nhi, sách nghệ thuật - hội họa, sách âm nhạc, sách văn hc... Có khoảng 200 tựa sách được bày ra trong đợt triển lãm này.

Đến vi đường sách nhng ngày này, nhng ai tng sng đầu thp niên 90 của thế kỷ 20 trở về trước đều sẽ như bắt gặp lại những cuốn sách đã góp phần rất lớn định hình nhận thức, tư tưởng cũng như lối sống của mình một thời. Đó là những cuốn sách triết học của Engels, Lênin, bộ Tư bản đồ sộ của K.Max dành cho những ai đam mê chính trị và triết học; đó là những Mít đặc và những người bạn; Bác sĩ Ai--lit… cho những bạn thiếu nhi; đó là những Thép đã tôi thế đấy, Thời thơ ấu, Những trường đại học của tôi, Ruồi trâu, Đa-ghet-xtan của tôi, Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang… cho những ai yêu văn học; đó là những cuốn sưu tập của các danh họa Nga một thuở…

Cùng với ảnh hưởng hệ tư tưởng xã hi ch nghĩa và mi quan h đồng minh mt thiết gia 2 nước, những cuốn sách Nga thời kỳ Liên Xô đủ mọi thể loại, với số lượng đầu sách hàng trăm ngàn bản mỗi lần in đã xuất hiện dày đặc trong các nhà sách, các thư viện, tủ sách gia đình khắp đất nước Việt Nam.

Không những thế, những tác phẩm ấy còn được đưa vào giảng dạy ở các trường học khắp cả nước từ bậc tiểu học, THCS, THPT cho đến đại học và cao hơn. Sách Nga đã ăn sâu vào huyết qun người Vit nhng năm tháng y như thế.

…Và sách Nga hôm nay

Biến cố tan rã của hệ thống xã hi ch nghĩa Liên Xô và Đông Âu cũng như chính sách đổi mới, mở cửa của nước ta cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 thế kỷ trước đã làm thay đổi số phận của mọi mặt đời sống. Trong đó có sách Nga ở Việt Nam.

Nhân sự kiện 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, Nhà xuất bản Kim Đồng cho tái bản hơn 20 đầu sách văn học Nga dành cho lứa tuổi thanh thiếu nhi, như: Thời thơ ấu, Những trường đại học của tôi (Maksim Gorky), Dagestan của tôi (Rasul Gamzatov), Chiếc nhẫn bằng thép (K.Paustovsky), Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ (A.Pushkin), Cánh buồm đỏ thắm (Aleksandr Grin)… Ngày 6-11, nhạc sĩ Thế Hiển sẽ giao lưu ra mắt tác phẩm 100 ca khúc Nga.

Một nền văn nghệ cởi mở hơn đã dẫn lối cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật, triết học… của các nước phương Tây ồ ạt du nhập vào nước ta. Những nền văn học lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Đức với nhiều tác phẩm lớn được dịch và quảng bá khắp cả nước. Chúng là những sản phẩm thị hiếu mới dần dần thế chỗ cho rất nhiều những tác phẩm của Liên Xô một thời.

Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là sách Nga ở Việt Nam mất đi chỗ đứng. Chỉ những tác phẩm không đủ sức sống mới lùi vào quá khứ và khép lại sứ mệnh lịch sử của mình. Còn nhng tác phm ln ca nhng tác gi tên tui ly lng trên thế gii như: Pushkin, Chekov,  Lev Tolstoi, Dostoievsky, Boris Pasternak, V.Nabokov… vẫn luôn là những cuốn sách được săn đón bởi người đọc Việt.

Sách Nga không mất đi chỗ đứng của mình trong lịch sử Việt Nam cũng như trong lòng người đọc. Chỉ đơn giản là nó được điều tiết lại cho hợp lý hơn mt thế gii phng và s kết ni tri thc tr nên rng m hơn như hin nay.

Một minh chứng rõ ràng cho việc ấy là ngày khai mạc sự kiện Tuần lễ sách Nga trên đường sách Nguyễn Văn Bình đã chật kín chỗ ngồi và những ai sống ở thời kỳ ảnh hưởng lớn bởi văn hóa Nga đã hăng say trao đổi với báo giới và tìm mua lại những cuốn sách gắn liền với kỷ niệm của mình. Những người yêu văn hóa Nga như sống lại với một ký ức vàng son đã trôi qua. Một ký ức vàng son nhìn từ những trang sách Nga đã ngả màu theo năm tháng.

Lê Trọng Nhã Anh

Tin xem nhiều