Báo Đồng Nai điện tử
En

Có những Tháng năm rực rỡ…

07:03, 24/03/2018

Dù ra mắt vào tháng 3, nhưng bộ phim điện ảnh Tháng năm rực rỡ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã nhanh chóng làm nóng phòng vé khi những ngày xuân vẫn còn lưu luyến…

Dù ra mắt vào tháng 3, nhưng bộ phim điện ảnh Tháng năm rực rỡ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã nhanh chóng làm nóng phòng vé khi những ngày xuân vẫn còn lưu luyến…

6 cô gái trong nhóm Ngựa hoang.
6 cô gái trong nhóm Ngựa hoang.

Là phim remake (phim làm lại) theo bản phim điện ảnh nổi tiếng của Hàn Quốc Sunny, nhưng ngay khi vừa ra mắt Tháng năm rực rỡ đã nhn được nhiu li khen ngi và to được cm tình vi khán giVit.

Phim lấy bối cảnh Đà Lạt trước năm 1975. Ở một ngôi trường THPT có nhóm bạn gái trong độ tuổi thanh xuân phơi phới, cái tuổi 15, 16 trăng rằm hồn nhiên, trong sáng. 6 cô gái nhóm Ngựa hoang ấy là 6 tính cách khác nhau: Hiểu Phương rụt rè, mơ mộng; Mỹ Dung có khí chất “đại ca”; Lan Chi mũm mĩm; Thùy Linh hay chửi thề; Bảo Châu điệu đàng và Tuyết Anh xinh đẹp, lạnh lùng. Họ - như những mảnh ghép sắc màu khác nhau và nhờ cơ duyên chụm lại thành khối rubik lung linh, làm rộn ràng một quãng trời hoa mộng.

Bẵng đi mấy chục năm sau, nhóm bạn năm xưa thất lạc nhau. Mỗi người một ngã rẽ và tình cờ Hiểu Phương gặp lại Mỹ Dung trong một hoàn cảnh éo le ở đất Sài Gòn hoa lệ. Hiểu Phương giờ là người phụ nữ trung niên an phận với chồng và một cô con gái trong độ tuổi mới lớn, còn Mỹ Dung phải chống chọi căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Gặp nhau mừng mừng tủi tủi, thế là họ quyết định tìm lại những mảnh ghép lạc nhau của nhóm Ngựa hoang năm xưa…

Một hành trình đan xen giữa quá khứ và hiện tại để rồi nhóm bạn ấy có dịp sống lại những giây phút có thể nói là đẹp nhất của đời người. Và vì thế khán giả cũng đã có những thước phim gợi nên những ký ức đẹp đẽ của đời mình. Có lẽ, dù là ai, thuộc giai tầng nào, dù giàu hay nghèo, cũng sẽ có những tháng năm rực rỡ theo cách riêng của mình. Tháng năm đó là gì? Là những trò quậy phá thầy cô, bạn bè. Những yêu thương tuổi mới lớn. Những mơ mộng có thể với người khác là viển vông. Những suy nghĩ thậm chí hết sức ngông cuồng… Và rồi, ở tuổi xế chiều có khi những ước mơ ngày xưa và hiện tại hoàn toàn trái ngược một cách cay đắng. Hiểu Phương mơ trở thành nhà văn và viết một quyển sách nhưng rốt cuộc chỉ an phận làm bà nội trợ. Lan Chi mơ thành chủ ngân hàng nhưng hiện tại thì gắn với tiệm cầm đồ nhỏ sống qua ngày với đứa con bị bệnh tim mà không có tiền chạy chữa. Bảo Châu hy vọng mở một hãng phim và rồi cuộc đời đưa đẩy khiến cô trở thành gái bán hoa…

Phim như cỗ máy thời gian đưa người ta từ hiện tại trở về quá khứ. Trong cuộc sống bộn bề, hối hả, đôi khi người ta quên mất đã có quãng thời gian mình mơ mộng như thế. Đã có lúc mình nghĩ đến những chuyện có vẻ như không tưởng, chỉ mơ và dám nói ra ước mơ, bất chấp con đường đi gập ghềnh ra sao.

Nguyễn Quang Dũng gần đây sau vài bộ phim không tạo ấn tượng, đã ghi điểm với khán giả bằng những thước phim giàu cảm xúc của Tháng năm rực rỡ. Đà Lạt được chọn để tái hiện lại khoảng trời mơ mộng của nhóm Ngựa hoang quá hợp và đầy chất thơ, lãng mạn. Bối cảnh chính trị được lồng ghép vào phim một cách nhẹ nhàng và đôi lúc khá hài hước. Hoàng Yến Chibi vào vai Hiểu Phương lúc trẻ là một phát hiện khá thú vị. Xem phim, khán giả không khỏi rưng rưng vì đâu đó dường như họ thấy mình trong đó. Những khoảnh khắc vụng dại tuổi hoa, yêu làm sao. Xem để nhớ, để ngẩn ngơ rồi nhìn lại hiện tại, tự hỏi: từ bao giờ mình trở nên khô cằn? Từ bao giờ mình đã đánh mất đi ánh mắt trong trẻo khi nhìn ngắm cuộc sống? Có những giây phút như thế thôi, dẫu trên phim cũng khiến ta bồi hồi. Và đôi khi giúp bản thân bớt khắc nghiệt hơn với con cái, bớt bực mình với những suy nghĩ, hành động khá ngông của chúng mà có lúc chúng ta cho là vớ vẩn.

Một bộ phim hay khiến khán giả mừng cho điện ảnh nước nhà, nhưng chợt buồn vì là một kịch bản vay mượn. Câu hỏi tưởng đã cũ nhưng tiếp tục được xới lại: thiếu kịch bản hay cho làng nghệ thuật đến bao giờ? điệp khúc vẫn là tiếp tục chờ và không biết chờ đến bao giờ?...

Trí Trọng

Tin xem nhiều