Báo Đồng Nai điện tử
En

Điều gắn kết sức mạnh người dân

09:03, 18/03/2019

Lịch sử Biên Hòa - Đồng Nai trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm. Trong hoàn cảnh nào, có thể thấy sức mạnh đoàn kết của người dân luôn góp phần quan trọng để dẫn đến thành công, phát triển. Từ buổi đầu khai khẩn, tinh thần đoàn kết của người dân đã đặt nền móng cho làng, thôn, xóm ấp phát triển.

Lịch sử Biên Hòa - Đồng Nai trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm. Trong hoàn cảnh nào, có thể thấy sức mạnh đoàn kết của người dân luôn góp phần quan trọng để dẫn đến thành công, phát triển. Từ buổi đầu khai khẩn, tinh thần đoàn kết của người dân đã đặt nền móng cho làng, thôn, xóm ấp phát triển.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hòa Hiệp (thứ 3 từ trái sang) và lực lượng vũ trang tỉnh tặng quà gia đình có công tại huyện Định Quán (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hòa Hiệp (thứ 3 từ trái sang) và lực lượng vũ trang tỉnh tặng quà gia đình có công tại huyện Định Quán (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Trong sự nghiệp chống ngoại xâm trước năm 1930, từ lòng yêu nước trước cảnh nước mất nhà tan, những thế hệ cư dân Biên Hòa - Đồng Nai đã vì “đại nghĩa dân tộc” quy tụ trong tổ chức kháng chiến chống xâm lược. Đó là cơ sở và nối mạch truyền thống yêu nước của dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”.

Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, trải qua 2 thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, sức mạnh đoàn kết dân tộc được phát huy trong trường kỳ kháng chiến dù khó khăn, gian khổ. Có nhiều yếu tố dẫn đến thắng lợi trong sự nghiệp thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống độc lập, tự do của Việt Nam, trong đó khối đại đoàn kết dân tộc rất quan trọng. Thế nhưng, để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân trong những thời điểm lịch sử, vai trò của MTTQ luôn được quan tâm.

Khi thu thập tư liệu, gặp gỡ nhân chứng để biên soạn lịch sử Biên Hòa - Đồng Nai, tôi thấy được người dân nhiệt tình, chung tay trong sự nghiệp cách mạng đến từ công tác “dân vận” hiệu quả của những người làm công tác Mặt trận. Một trong những yếu tố đem lại tính hiệu quả cao để kết nối sức mạnh của người dân khi người làm công tác Mặt trận thực hiện phương châm “3 cùng” trong quần chúng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”.

Thời kỳ kháng chiến ở Biên Hòa - Đồng Nai cực kỳ gian khổ khi các lực lượng cách mạng hoạt động tại các chiến khu vốn bị cô lập, bao vây, tấn công của kẻ thù. Thế nhưng, cán bộ Mặt trận hay các tổ chức Hội, đoàn đều thấm nhuần phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” để vận động, tuyên truyền trong nhân dân. Từ sự hòa nhập trong đời sống, thấu hiểu, cùng chấp nhận, chia sẻ bằng thực tế hành động trong nỗi trăn trở của người dân, những người làm công tác Mặt trận đã được người dân tin tưởng và tuyên truyền, thuyết phục hiệu quả về cách mạng.

Từ công tác Mặt trận, những cộng đồng cư dân thiểu số sẵn sàng rời bỏ làng để vào chiến khu sinh sống dù cực khổ để hoạt động cách mạng. Nói theo cách của người dân Chơro tại Lý Lịch (huyện Vĩnh Cửu) thời ấy, bởi tin theo Việt Minh (tên gọi của Mặt trận thời chống Pháp) nên họ “Mưt theo Pha - lang - sa, mưt theo Đế quốc Mỹ” (không theo thực dân Pháp, không theo đế quốc Mỹ). Những năm tháng kháng chiến, người dân vùng miền núi “tin và thấy cán bộ Việt Minh có “tốt cái bụng” nên không quản ngại gian khổ, hy sinh để làm những việc cách mạng giao như giao liên, xây dựng căn cứ, chiến đấu... Vùng nông thôn và đô thị, khi tham gia vận động tuyên truyền, dù bí mật hay công khai, người làm công tác Mặt trận cũng bám theo phương châm “3 cùng” với người dân. Tin và thấy việc của làm người làm Mặt trận, nên người dân, công nhân và các giai tầng xã hội… chấp nhận những rủi ro, hậu quả có thể là bị bắt giam, tù đày để cung cấp tin tức, mua sắm thuốc men, lương thực, tiếp tế, vận động đấu tranh chính trị, tham gia binh vận, che giấu cán bộ, chiến sĩ…

Mỗi thời mỗi khác với hoàn cảnh lịch sử đặt ra. Hôm nay, trong cảnh sống thanh bình, công tác Mặt trận vẫn còn đó với những hình thức, phương pháp mới, đa dạng. Thế nhưng, mục tiêu quan trọng của vai trò MTTQ là làm sao tuyên truyền, vận động xây dựng khối đại đoàn kết trong xây dựng, phát triển đất nước. Người làm công tác Mặt trận, hay những tổ chức đoàn, Hội trực thuộc không thể áp dụng phương châm “3 cùng” như trong thời kỳ kháng chiến. Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nào đó, những người làm công tác Mặt trận không chỉ là chiến sĩ trên mặt trận tuyên truyền mà còn có vai trò của người thân thuộc để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các giai tầng xã hội. Từ đồng cảm, thấu hiểu thâm nhập trong đời sống nhân dân mới có thể vận động được quần chúng nhân dân để vận động, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong mọi lĩnh vực của xã hội, đất nước. Chính từ thực tiễn đó sẽ đem lại những hiệu quả tích cực hơn so với chỉ hô khẩu hiệu truyên truyền với bất kỳ loại hình nào.

Phan Đinh Huyền

Tin xem nhiều