Báo Đồng Nai điện tử
En

Thức ăn đường phố: Dẹp không được, phạt không xong...

10:04, 14/04/2014

Tháng hành động Vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm năm nay (15-4 -15-5) có chủ đề "An toàn thực phẩm thức ăn đường phố".  Quản lý an toàn vệ sinh thức ăn đường phố dù đã được quan tâm, nhưng ngành chức năng gần như bó tay vì dẹp không được, phạt cũng không xong.

Tháng hành động Vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm năm nay (15-4 -15-5) có chủ đề “An toàn thực phẩm thức ăn đường phố”.  Quản lý an toàn vệ sinh thức ăn đường phố dù đã được quan tâm, nhưng ngành chức năng gần như bó tay vì dẹp không được, phạt cũng không xong.

* Nguy cơ ngộ độc cao

Mỗi sáng đưa con đi học, chị Lê Thị Kim (phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa) thỉnh thoảng ghé vào hàng mì xào trước cổng Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai để mua cho con một phần. Con chị rất thích ăn vì ngoài mì còn kèm  mấy con tôm tẩm bột, hoành thánh chiên giòn và một ly nước ngọt rất hấp dẫn. Chỉ từ 10-12 ngàn đồng, con chị đã có một bữa no và ngon miệng. Chị Kim nói: “Tôi cũng biết hàng rong này không thật an toàn, nhưng cháu thích ăn nên tôi mua”.

Nướng thịt tại một quán cơm tấm trên đường Cách Mạng Tháng Tám (TP.Biên Hòa).
Nướng thịt tại một quán cơm tấm trên đường 30-4 (TP.Biên Hòa).

Không khó để ăn uống lề đường hay từ những gánh hàng rong trong những con hẻm nhỏ. Có những gánh hàng rong mà hàng chục chiếc tô, chén, đũa được rửa sơ sài bằng 1 xô nước nhỏ; đôi tay người bán cầm tiền và lại bốc thực phẩm bán cho người ăn. Thực tế, chuyện ngộ độc do ăn từ thức ăn đường phố nhiễm vi sinh không còn là nguy cơ mà đã thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, do mức độ ngộ độc thường ít nghiêm trọng và chủ yếu những ca lẻ tẻ, khiến người dân chưa thấy tác hại của thức ăn đường phố đối với sức khỏe.

Điều 8, Thông tư 30/2012/TT-BYT về quản lý thức ăn đường phố quy định: “Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và được cấp giấy xác nhận; phải được khám sức khỏe và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe; người mắc các bệnh truyền nhiễm không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm; nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh…”.  Nếu xét đúng theo quy định này, có lẽ không cơ sở, điểm bán thức ăn đường phố nào đảm bảo quy định.

Theo thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai, toàn tỉnh có gần 12 ngàn cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, riêng TP.Biên Hòa chiếm gần 50% số cơ sở. Qua khảo sát của chi cục tại một số cơ sở, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli (một loại vi khuẩn có trong phân người và gia súc) trên đôi tay người bán và dụng cụ chế biến thức ăn đường phố chiếm đến 90% mẫu kiểm tra. Năm 2013, có 7 vụ ngộ độc thực phẩm với 142 người mắc, thì có đến 6 vụ ngộ độc do thức ăn đường phố nhiễm vi sinh.

* Khó quản lý…

Bác sĩ Đinh Gia Hiến, Chánh thanh tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, cho hay việc quản lý các cơ sở thức ăn đường phố hiện rất khó khăn, bởi con số gần 12 ngàn cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố mà ngành thống kê được đều là những cơ sở có địa điểm cố định, còn những gánh hàng rong, quán vỉa hè “di động” thì chưa thể kiểm soát. “Chưa quản lý được thì việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm lại càng khó hơn khi ngành không có đủ đội ngũ để đảm đương nổi việc kiểm tra, xử phạt. Chưa kể có lập biên bản thì người bán thức ăn đường phố “bỏ của chạy lấy người” vì không đủ tiền đóng phạt” - bác sĩ Hiến nói.

Học sinh mua cơm chiên bán trước cổng Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức (TP. Biên Hòa).
Học sinh mua cơm chiên bán trước cổng Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức (TP. Biên Hòa).

 Việc Bộ Y tế đưa ra Thông tư 30 nhằm quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố là cần thiết, nhưng quy định sẽ không đi vào thực tiễn đời sống vì thiếu tính khả thi. Nhiều ý kiến cho rằng, nên “buộc” trách nhiệm quản lý cho chính quyền địa phương thì mới mong tình hình chuyển biến. Vấn đề này cũng đã được Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí nhấn mạnh tại buổi họp Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh mới đây. Ông yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố phải tăng cường trách nhiệm thường xuyên, gắn phong trào thi đua của cơ sở với công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.

Phó giám đốc Sở Y tế Huỳnh Cao Hải: “Ngành y tế ch có th qun lý v chuyên môn, ch không th “canh” tng miếng ăn cho người dân. Vì thế, phi có s vào cuc ca toàn xã hi và cng đồng, trên hết vn là ý thc ca người dân trong vic mua bán, s dng thc ăn đường ph”.

 

Phương Liễu

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều