Báo Đồng Nai điện tử
En

Nghệ sĩ và nỗi lo mưu sinh

10:10, 20/10/2014

Mỗi ca sĩ, diễn viên thuộc 12 đội tuyên truyền lưu động của tỉnh bên cạnh việc luyện tập và biểu diễn chương trình nghệ thuật với tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc, họ còn phải kiêm luôn cả việc khuân vác, lắp đặt trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, phông màn, trang trí sân khấu. Sau khi buổi biểu diễn hoàn tất cũng chính họ là người thu dọn những trang thiết bị này đưa về cơ quan bảo quản.

Mỗi ca sĩ, diễn viên thuộc 12 đội tuyên truyền lưu động của tỉnh bên cạnh việc luyện tập và biểu diễn chương trình nghệ thuật với tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc, họ còn phải kiêm luôn cả việc khuân vác, lắp đặt trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, phông màn, trang trí sân khấu. Sau khi buổi biểu diễn hoàn tất cũng chính họ là người thu dọn những trang thiết bị này đưa về cơ quan bảo quản.

Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh biểu diễn trong một chương trình giới thiệu các ca khúc mới về biển đảo.
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh biểu diễn trong một chương trình giới thiệu các ca khúc mới về biển đảo.

Làm đủ các công việc, nhưng chế độ phụ cấp trong luyện tập và biểu diễn của đối tượng lao động nghệ thuật này lại rất thấp: mỗi buổi tập chương trình được bồi dưỡng 48 ngàn đồng/buổi/người, còn một suất biểu diễn được 60 ngàn đồng/buổi/người. Bà Trần Thị Kim Qua, thành viên đội Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh, nói: “Đã hơn 10 năm gắn bó với nghề nhưng tính cả tiền lương, tiền tập luyện và biểu diễn thì mỗi tháng thu nhập của tôi chưa đến 3 triệu đồng. Số tiền này không đủ để chi phí cho cuộc sống gia đình”.

Thu nhập đã thấp nhưng mỗi thành viên trong các đội đều phải tự mình bỏ tiền túi để mua quần áo, giày dép, phấn son phục vụ biểu diễn. Nếu là các ca sĩ, diễn viên của Đội Thông tin lưu động tỉnh còn có xe đưa rước đến địa điểm biểu diễn, còn thành viên các đội thông tin lưu động tuyến huyện phải tự túc phương tiện, chi phí đi lại. “Hôm nào gặp trời mưa, nhìn anh em ướt át, tội lắm. Nếu như bị lủng bánh xe thì tiền thù lao biểu diễn hôm đó cũng không trả đủ chi phí thay mới cái ruột xe” - ông Cao Thép, Tổ trưởng Tổ Văn hóa Trung tâm văn hóa huyện Trảng Bom, buồn rầu cho biết.

Được biết, để giữ chân và hỗ trợ thành viên của 12 đội tuyên truyền lưu động, trong khả năng tự cân đối thu chi của đơn vị mà Trung tâm Văn hóa tỉnh và Trung tâm Văn hóa - thể thao các huyện, thị và thành phố đều có khoản hỗ trợ cho anh em. Nhưng khoản hỗ trợ này đều thấp hơn 500 ngàn đồng/người/tháng nên cũng không  thấm vào đâu so với sự leo thang của vật giá như hiện nay.  

Nguyện vọng chung của các thành viên 12 đội tuyên truyền lưu động là sớm được xem xét chế độ hỗ trợ biểu diễn để đảm bảo đời sống của những người hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị. “Có chế độ ưu đãi tốt chẳng những giữ chân và tạo động lực cho thành viên trong đội phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mà còn thu hút được những nhân tố mới có khả năng để nâng cao chất lượng biểu diễn phục vụ nhân dân” - ông Lê Minh Vân, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - thể thao huyện Định Quán, cho hay.

Sông Thao

Tin xem nhiều