Báo Đồng Nai điện tử
En

Phát bệnh vì "nghiện" smartphone

07:01, 29/01/2018

Thời gian gần đây, Bệnh viện tâm thần trung ương 2 (phường Tân Phong, TP.Biên Hòa) tiếp nhận và điều trị một số bệnh nhân bị rối loạn về cảm xúc, hành vi, tri giác, tư duy do lạm dụng sử dụng internet, smartphone (điện thoại thông minh).

Thời gian gần đây, Bệnh viện tâm thần trung ương 2 (phường Tân Phong, TP.Biên Hòa) tiếp nhận và điều trị một số bệnh nhân bị rối loạn về cảm xúc, hành vi, tri giác, tư duy do lạm dụng sử dụng internet, smartphone (điện thoại thông minh).

Trào lưu sử dụng smartphone được giới trẻ ưa chuộng, nhưng không nhiều người không biết hết tác hại có thể xảy ra nếu lạm dụng smartphone. Ảnh: Văn Chính
Trào lưu sử dụng smartphone được giới trẻ ưa chuộng, nhưng không nhiều người không biết hết tác hại có thể xảy ra nếu lạm dụng smartphone. Ảnh: Văn Chính

Trường hợp nữ sinh M.A. (17 tuổi, ngụ tại  phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa) là một ví dụ. M.A. từng là một học sinh ngoan, học giỏi nên khi lên học THPT, cha mẹ đã thưởng cho em 1 smartphone để liên lạc và phục vụ việc học tập. Thế nhưng đến học kỳ 1 năm học lớp 11, gia đình thấy kết quả học tập của A. giảm  sút hẳn nên nghiêm cấm không cho sử dụng smartphone. Lúc này em không chịu ăn uống, thường xuyên cáu giận, cãi cha mẹ - điều mà trước đó chưa từng xảy ra.

* Lạm dụng thành “nghiện”

Phòng ngừa “nghiện” smartphone

Đối với những người trẻ nên sử dụng internet hoặc smartphone 1-2 giờ/lần, nghỉ 15 phút và không quá 7 giờ/ngày; nên sử dụng các loại thiết bị có tốc độ ánh sáng giảm, hạn chế và tăng lượng ánh sáng ngoại vi điều hòa ánh sáng trên máy tính, đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, vitamin, đảm bảo ngủ 7 giờ/ngày, uống 2 lít nước/ngày.
Đối với người dân chuyên nghiệp khi sử dụng internet, công nghệ điện tử cần có kế hoạch cụ thể, có phương pháp, đặc biệt phải có thời gian nghỉ ngơi giữa các giai đoạn tăng lượng vitamin, tăng lượng nước uống hàng ngày; hạn chế sử dụng các loại chất kích thích khác. Khi có biểu hiện rối loạn về giấc ngủ thì lập tức dừng các hoạt động internet lại, ngủ 10 giờ/ngày, kéo dài 3 ngày để ổn định.

Theo gia đình M.A., thời gian đầu thấy con sử dụng điện thoại nhiều cha mẹ có nhắc nhở thì em nói tìm tài liệu phục vụ việc học. Do cha mẹ quá bận rộn và tin tưởng con nên cũng không để ý. Đến khi gia đình phát hiện em chỉ dùng điện thoại để chơi game, vào Facebook, không tập trung học hành nên cấm sử dụng thì em có biểu hiện như trên. Khi đưa M.A. đến Bệnh viện tâm thần trung ương 2 khám, bác sĩ cho biết tình trạng của M.A. là “nghiện” smartphone, khi bị gia đình cấm cản thì có những rối loạn cảm xúc, rối loạn về tâm lý cần được điều trị.

Một trường hợp khác cũng có phản ứng tiêu cực khi không cho sử dụng smartphone là em V.Đ. (16 tuổi, ngụ tại TP.Hồ Chí Minh). Cha mẹ Đ. đều là bác sĩ ở những bệnh viện có tên tuổi ở TP.Hồ Chí Minh đã rất bất ngờ khi kết quả học tập của con giảm sút. Trước đó Đ. thường xuyên dùng điện thoại để chơi game, thậm chí đêm còn trốn cha mẹ bằng cách trùm chăn để chơi. Khi bị phát hiện, cha mẹ nghiêm cấm không cho dùng smartphone,  Đ. thường xuyên bứt rứt, khó chịu, đêm không ngủ được, đập phá đồ đạc, tấn công cả cha mẹ khi bị ngăn cản nên được gia đình đưa đến Bệnh viện tâm thần trung ương 2 điều trị nội trú. Mẹ của Đ. phải xin nghỉ việc hẳn để chăm sóc cho con.

Mới đây, Bệnh viện tâm thần trung ương 2 cũng tiếp nhận và điều trị cho V.T. (22 tuổi, ngụ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là sinh viên năm 4 của một trường đại học có tiếng ở TP.Hồ Chí Minh. Do học môn đồ họa nên suốt ngày T. ôm máy tính và smartphone. Chỉ trong 1,5 năm gần đây, mắt của T. phải đeo kính tăng hơn 6 độ so với trước. Vừa qua thấy con ít về thăm nhà, cha mẹ lên TP.Hồ Chí Minh thăm thì thấy T. ăn ở rất bẩn thỉu, móng tay dài, hơi thở hôi, tóc dài, râu ria xồm xoàm, người gầy sút. Gia đình đưa T. về nhà và cấm không cho sử dụng internet, smartphone thì T. chống cự mọi người. Gia đình đã khống chế, đưa vào Bệnh viện tâm thần trung ương 2 điều trị.

* Đừng để quá muộn

TS.BS Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện tâm thần trung ương 2, cho biết trong xã hội phát triển, công nghệ thông tin trong đó có internet, máy tính, smartphone được sử dụng rộng rãi, thường xuyên. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả công việc, học tập nếu biết cách sử dụng, khai thác đúng cách. Tuy nhiên, nếu lạm dụng internet, máy tính, smartphone liên tục nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày trong tuần, suốt một thời gian dài sẽ gây “nghiện”, hậu quả rất nặng nề.

Hiện tượng rối loạn đầu tiên của bệnh nhân nghiện internet, smartphone là thiếu vitamin và rối loạn dẫn truyền thần kinh, tổn thương thị giác, tay chân run rẩy, rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém, không chịu vệ sinh cơ thể, chểnh mảng học tập, kết quả học tập giảm sút... Biểu hiện một thời gian dài khi sử dụng internet, smartphone là cảm xúc sẽ thay đổi, tính tình thay đổi, cáu giận, thu mình lại, sợ hãi, kích động, bùng nổ.

TS.BS Nguyễn Văn Dũng cho biết cách nhận biết “nghiện” internet, smartphone chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, chỉ sử dụng một chút trong một ngày không ảnh hưởng gì. Giai đoạn 2, sử dụng một đợt kéo dài trong phạm vi một vài tuần, một vài tháng cũng không biến đổi gì. Giai đoạn 3, những người lạm dụng, sử dụng triền miên là có những biến đổi thu gọn bản thân mình, tách biệt, không giao tiếp, chỉ chăm chú nhìn vào điện thoại nên cần được nhắc nhở để thay đổi thói quen làm việc, sinh hoạt, vui chơi.

Giai đoạn 4 là những người nghiện thật sự, triền miên sử dụng máy tính trong ngày, kéo dài hơn 7 giờ/ngày và 7 ngày/tuần. Người bệnh có thể bỏ ăn, cơ thể gầy sút, bẩn thỉu, tính tình thay đổi, cáu giận, kích động, đập phá khi không được sử dụng internet. Đây là giai đoạn nghiện phải nhập viện để điều trị thuốc và các liệu pháp tâm lý… “Đối với các trường hợp nặng sẽ bị rối loạn tâm thần, như: rối loạn về tri giác, về tư duy, hoang tưởng và ảo giác. Khi bệnh nhân xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, điều trị vô cùng khó khăn, vì đó là rối loạn dẫn truyền thần kinh có thể tái đi tái lại, ảnh hưởng rất lớn đến học tập, công việc của người trẻ” - TS.BS Nguyễn Văn Dũng cảnh báo.

Anh Thư

Tin xem nhiều