Báo Đồng Nai điện tử
En

Học sinh có thể khởi nghiệp?

11:05, 13/05/2018

Tại diễn đàn giáo dục thường niên lần thứ 4 do Công ty cổ phần giáo dục TTC EDU tổ chức với chủ đề Ươm mầm khởi nghiệp từ ghế nhà trường, diễn ra ngày 12-5, các diễn giả có kinh nghiệm và uy tín về khởi nghiệp đã gợi mở nhiều phương pháp hay để các giáo viên có thể là những người dẫn dắt học sinh phát triển ý tưởng khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tại diễn đàn giáo dục thường niên lần thứ 4 do Công ty cổ phần giáo dục TTC EDU tổ chức với chủ đề Ươm mầm khởi nghiệp từ ghế nhà trường, diễn ra ngày 12-5, các diễn giả có kinh nghiệm và uy tín về khởi nghiệp đã gợi mở nhiều phương pháp hay để các giáo viên có thể là những người dẫn dắt học sinh phát triển ý tưởng khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ông John Gangi giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp của học sinh Trường quốc tế NIST Thái Lan.
Ông John Gangi giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp của học sinh Trường quốc tế NIST Thái Lan.

Khởi nghiệp từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường là điều rất mới ở Việt Nam, và giáo viên thường không tin rằng học sinh có thể làm được điều này. Tuy nhiên, chuyên gia khởi nghiệp Trương Lý Hoàng Phi, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP.Hồ Chí Minh, cho rằng học sinh hoàn toàn có thể khởi nghiệp.

* Tin tưởng ở học sinh

Bà Phi dẫn ra 3 câu chuyện thực tế về khởi nghiệp của học sinh nước ngoài và học sinh Việt Nam khi một em kinh doanh quầy đồ uống cho học sinh, một em kinh doanh ván trượt và một em kinh doanh thức ăn nhanh. Dù các em còn nhỏ tuổi nhưng ý tưởng khởi nghiệp rất thành công, thậm chí còn mời được nhà đầu tư cấp vốn cho dự án.

Một giáo viên của Trường THPT Lê Quý Đôn trao đổi với chuyên gia khởi nghiệp Trương Lý Hoàng Phi.
Một giáo viên của Trường THPT Lê Quý Đôn trao đổi với chuyên gia khởi nghiệp Trương Lý Hoàng Phi.

Ông John Gangi, giáo viên môn Cá nhân và xã hội, giáo viên kinh tế học chương trình IBDP (tú tài quốc tế), điều phối viên dịch vụ và cộng đồng chương trình MYP (chính khóa năm học), Trường quốc tế NIST (Thái Lan), dẫn ra câu chuyện đầy tính thuyết phục về học sinh tham gia dự án khởi nghiệp cộng đồng. Ông cùng đồng nghiệp và học sinh của trường đã tiếp cận với ngôi làng hẻo lánh Maeramit ở tỉnh Omgoi, Tây Bắc Thái Lan. Làng chỉ có khoảng 400 người dân tộc thiểu số sinh sống, người dân trồng cà phê theo cách tự nhiên và chỉ bán cà phê dạng thô với giá khoảng 5USD/kg.

Khi đến làng Maeramit, học sinh Trường quốc tế NIST đã khảo sát và lập kế hoạch giúp người dân trồng cà phê chất lượng cao theo phương pháp mới kết hợp với giữ được rừng tự nhiên. Học sinh kết nối với doanh nghiệp có công nghệ rang xay cà phê để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với giá cao hơn. Nhờ ý tưởng của học sinh mà nông dân ở làng Maeramit có phương pháp trồng cà phê mới chất lượng cao, có đầu ra với giá cao gấp 4 lần so với trước đó.

Ông John Gangi cho rằng học sinh khởi nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng, đằng sau đó là nhiều điều bổ ích cho bản thân. Học sinh được tiếp cận với những vùng đất mới, hiểu rõ về địa lý, thổ nhưỡng, được làm quen với việc lên kế hoạch cho dự án, xây dựng thương hiệu, tiếp thị, bán hàng, phân tích thị trường và cả nghiệp vụ kế toán… Quan trọng hơn là học sinh có cơ hội chia sẻ với cộng đồng.

* Cách nhìn mới về khởi nghiệp

Theo các chuyên gia khởi nghiệp, ở các nước có nền giáo dục phát triển, ngay từ nhỏ học sinh đã được trau dồi tinh thần khởi nghiệp, không hẳn là để sau này trở thành doanh nhân, quan trọng hơn là giúp học sinh mạnh dạn đưa ra các ý tưởng, sáng kiến, khả năng phát triển sáng kiến trong tương lai.

Bà Phi cho rằng không nên quan niệm học sinh phải học hết bậc phổ thông, vào đại học rồi mới tính đến chuyện khởi nghiệp. Giáo viên và gia đình cần hiểu rõ hơn về khởi nghiệp để có thể là bệ đỡ tinh thần và có thể tạo ra các quỹ đầu tư nhỏ giúp học sinh khởi nghiệp.

Cô Đỗ Phương Thảo, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn thuộc TTC EDU, chia sẻ rất hào hứng với chủ đề của diễn đàn giáo dục lần thứ 4, nhưng có băn khoăn là: “Các trường còn nặng về việc trau dồi kiến thức cho học sinh. Vậy làm thế nào để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh được?”.

Bà Phi chia sẻ: “Cấp học nào cũng có thể khuyến khích học sinh khởi nghiệp, dù chỉ là ý tưởng nhỏ. Khi học sinh đưa ra được ý tưởng thì giáo viên không cần quá coi trọng chất lượng ý tưởng, quan trọng hơn là các em dám mạnh dạn đưa ra, chia sẻ và bảo vệ được ý tưởng của mình”.

Ông Brett Penny, Hiệu trưởng Trường quốc tế NIST Thái Lan, cho rằng: “Không nên quá đặt nặng thành tích học tập, mà quan trọng hơn là giúp học sinh có nhiều ý tưởng cho tương lai”.               

Công Nghĩa

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích