Báo Đồng Nai điện tử
En

"Bỏ ngỏ" nhu cầu học bán trú

10:11, 05/11/2018

Nhu cầu học 2 buổi/ngày và gửi con học bán trú ở trường, nhất là bậc tiểu học của phụ huynh là rất lớn. Nhiều phụ huynh đang phải lựa chọn những hình thức gửi con khác nhau nhưng vẫn không khỏi lo lắng.

Nhu cầu học 2 buổi/ngày và gửi con học bán trú ở trường, nhất là bậc tiểu học của phụ huynh là rất lớn nhưng số trường đáp ứng lại khá ít. Nhiều phụ huynh đang phải lựa chọn những hình thức gửi con khác nhau nhưng vẫn không khỏi lo lắng.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn An Ninh (TP.Biên Hòa) học buổi chiều sau khi án và nghỉ trưa ngay tại trường
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn An Ninh (TP.Biên Hòa) học buổi chiều sau khi án và nghỉ trưa ngay tại trường

Ông Võ Văn Minh, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa cho biết: "Số học sinh được học 2 buổi/ngày và số trường có tổ chức hoạt động bán trú còn rất ít so với nhu cầu của phụ huynh. Một trong những nguyên nhân chưa thể đáp ứng được nhu cầu số đông vẫn chính là áp lực thiếu lớp học và các điều kiện đi kèm để’ có thể’ tổ chức được bán trú".

* Áp lực lớp bán trú

Năm học này là năm đầu tiên Trường tiểu học Tân Tiến (phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa) đi vào hoạt động với cơ sở vật chất được xây dựng mới hoàn toàn. Mô hình lớp bán trú cũng được trường tổ chức hơn 1 tháng nay và có 340/700 phụ huynh đăng ký cho con em tham gia. Mỗi bữa ăn bán trú tại trường, phụ huynh đóng 22 ngàn đồng và do một công ty cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp cung cấp.

Ông VÕ VĂN MINH, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa cho biết:

"Việc tổ chức học 2 buổi/ngày kết hợp với mô hình lớp bán trú có lợi cho học sinh lẫn phụ huynh do chương trình học được giãn ra, học sinh được học nhiều giờ ngoại khóa hơn. Bên cạnh đó phụ huynh không phải lo đưa rước con buổi trưa".

Cô Nguyễn Thị Vân, giáo viên Trường tiểu học Tân Tiến cho hay: "Trước đây khi trường chưa tổ chức lớp bán trú, sau giờ lên lớp giáo viên có thể’ về nhà lo cơm nước cho gia đình, đón con cái và có thời gian nghỉ ngơi. Nhưng khi có lớp bán trú, thì giáo viên phải ở lại để’ lo cho học sinh. Tuy có vất vả nhưng chúng tôi bảo nhau phải cố gắng để’ đáp ứng nhu cầu của phụ huynh".

Từ nhiều năm nay, Trường tiểu học Hòa Bình (phường Tân Hòa, TP.Biên Hòa) đã có lớp bán trú cho học sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến sĩ số học sinh của trường luôn quá tải. Nhiều phụ huynh, nhất là công nhân, không có thời gian để đưa đón con buổi trưa nên việc đăng ký cho con được học lớp bán trú là một “cứu cánh”.

Cô Võ Thị Mai Xoan, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình cho biết: "Áp lực tổ chức lớp bán trú đặt lên vai Ban giám hiệu và giáo viên, từ việc lo cho học sinh bữa ăn ngon, đủ chất, số tiền thu lại phải hợp lý đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều may mắn là từ khi trường tổ chức lớp bán trú đến nay dù đã rất nhiều năm nhưng chưa xảy ra sự cố nào dù nhỏ".

Một trường tiểu học khác ở TP.Biên Hòa là Trường tiểu học gia lớp bán trú. Sau buổi học sáng các em được hướng dẫn vệ sinh cá nhân và ăn trưa. Toàn bộ việc cung cấp các suất ăn, thu dọn vệ sinh sau bữa ăn đều do một đơn vị bên ngoài đảm nhận. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đứng bên cạnh để động viên học sinh ăn hết suất ăn và sau đó hướng dẫn các em ngủ trưa.

* Khó đáp ứng đủ nhu cầu

Theo Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT, hiện toàn tỉnh mới chỉ có 70/317 trường tiểu học và trường phổ thông nhiều cấp dạy được 2 buổi/ngày; trong đó có 61 trường tổ chức được lớp bán trú cho học sinh ăn trưa và nghỉ trưa ngay tại trường để chiều học tiếp buổi còn lại, trong đó TP.Biên Hòa có nhiều trường nhất với 22 trường, tiếp đó là huyện Định Quán 11 trường và huyện Trảng Bom là 8 trường.

Xe đưa đón học sinh về nhà sau buổi học sáng tại Trường tiểu học Phước Tân (TP.Biên Hòa).
Xe đưa đón học sinh về nhà sau buổi học sáng tại Trường tiểu học Phước Tân (TP.Biên Hòa).

Anh Nguyễn Phạm Thanh Tuấn (ngụ phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa), phụ huynh có con học tại Trường tiểu học Nguyễn Du cùng phường cho hay: "Tôi muốn đăng ký cho con học bán trú nhưng Trường tiểu học Nguyễn Du lại không có. Ở những phường lân cận có tổ chức dạy bán trú thì con tôi lại không thể đăng ký vì không đúng tuyến. Nếu chọn lớp bán trú của các trường tư thục thì học phí lại quá cao, từ 3,5-4 triệu đồng/tháng nên tôi không có điều kiện".

Anh Tuấn cho hay do vợ chồng anh làm công nhân, không có thời gian đưa rước con vào buổi trưa nên đành đăng ký bán trú ở nhà cô. Cô giáo sẽ là người rước con từ trường về nhà riêng lo cho ăn bữa trưa đến việc chăm sóc học hành buổi chiều.

Do phần lớn các trường không thể tổ chức lớp bán trú được trong khi nhu cầu của phụ huynh lại quá lớn nên nhiều năm qua đã phát sinh dịch vụ lớp bán trú tại nhà của giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên khi giáo viên "làm thêm" dịch vụ tại nhà cũng đặt ra nhiều lo ngại trong công tác quản lý, như việc đảm bảo an toàn học sinh trong quá trình đưa rước trên đường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chỗ ăn nghỉ...

Theo cô Nguyễn Thị D., giáo viên của Trường tiểu học Tân Phong (phường Tân Phong, TP.Biên Hòa), nhà trường chưa dạy học được 2 buổi/ngày, chưa tổ chức lớp bán trú nên giáo viên phải nhận học sinh về nhà cũng là bất đắc dĩ. Cô D. nói: "Việc nhận một lúc 20-25 học sinh về nhà cho ăn uống, ngủ nghỉ và hướng dẫn ôn bài khá vất vả nhưng phụ huynh lại có nhu cầu, mình cũng khó lòng từ chối dù phải huy động cả người hỗ trợ mới có thể đảm nhận công việc này".

Công Nghĩa

Tin xem nhiều