Báo Đồng Nai điện tử
En

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh

09:04, 05/04/2019

Ngày 1-4, Sở GD-ĐT đã có văn bản gửi tới phòng GD-ĐT các huyện, TX.Long Khánh, TP.Biên Hòa và các trường THPT, đơn vị trực thuộc Sở về việc tăng cường công tác phòng chống bạo lực học đường trong trường học.

Ngày 1-4, Sở GD-ĐT đã có văn bản gửi tới phòng GD-ĐT các huyện, TX.Long Khánh, TP.Biên Hòa và các trường THPT, đơn vị trực thuộc Sở về việc tăng cường công tác phòng chống bạo lực học đường trong trường học.

Một buổi nói chuyện của Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, Phó chủ tịch Hội Khoa học - tâm lý giáo dục tỉnh Đồng Nai với học sinh Trường THCS Phương Lâm (xã Phú Thanh, huyện Tân Phú) về chủ đề bạo lực học đường. Ảnh: C.Nghĩa
Một buổi nói chuyện của Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, Phó chủ tịch Hội Khoa học - tâm lý giáo dục tỉnh Đồng Nai với học sinh Trường THCS Phương Lâm (xã Phú Thanh, huyện Tân Phú) về chủ đề bạo lực học đường. Ảnh: C.Nghĩa

[links()]Theo đó, nhằm tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường, tránh những trường hợp đáng tiếc như một số vụ bạo lực học đường gần đây trong cả nước, Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị thực hiện các nội dung sau: Chú trọng tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về phòng chống bạo lực học đường với các hình thức phù hợp, sinh động, thu hút học sinh. Tăng cường thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của các cơ sở giáo dục thông qua hộp thư góp ý, đường dây nóng, lắp đặt hệ thống camera theo dõi, giám sát và các hình thức khác cho phù hợp, hợp pháp. Tăng cường thông tin liên lạc giữa các cơ sở giáo dục và gia đình học sinh để tăng cường trao đổi, phối hợp xử lý các tình huống có liên quan đến bạo lực học đường.

Để tiếp thu các ý kiến phản hồi, Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị công khai kế hoạch và các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường đến tất cả các cán bộ quản lý, nhà giáo, người học và gia đình người học, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đồng thời, nghiêm túc thực hiện tổ chức ký cam kết phối hợp giữa các phòng GD-ĐT với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể cũng như giữa các đơn vị trường học với chính quyền, đoàn thể nơi trường đóng chân trong công tác chăm sóc, giáo dục cũng như phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường, xâm hại, lạm dụng người học.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học theo văn bản hướng dẫn của Sở GD-ĐT. Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho học sinh cũng như hoạt động của tổ tư vấn tâm lý trong trường phổ thông. Qua đó ngăn ngừa, hỗ trợ và can thiệp khi cần thiết đối với những học sinh gặp khó khăn về vấn đề tâm lý trong học tập, cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh, học sinh về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.

Hạnh Dung

Tin xem nhiều