Báo Đồng Nai điện tử
En

Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

08:06, 18/06/2020

Với mục đích thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, tại kỳ họp đầu tiên của Hội đồng Trẻ em tỉnh, các thành viên hội đồng đã thảo luận nhiều vấn đề như: chất lượng hoạt động hè; vai trò của công tác Đội trong trường học; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; xâm hại trẻ em…

Với mục đích thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, tại kỳ họp đầu tiên của Hội đồng Trẻ em tỉnh, các thành viên hội đồng đã thảo luận nhiều vấn đề như: chất lượng hoạt động hè; vai trò của công tác Đội trong trường học; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; xâm hại trẻ em…

Các thành viên Hội đồng Trẻ em phát biểu ý kiến tại kỳ họp đầu tiên năm 2020
Các thành viên Hội đồng Trẻ em phát biểu ý kiến tại kỳ họp đầu tiên năm 2020

Tại kỳ họp này, Hội đồng Trẻ em cũng đã thông qua Nghị quyết chung và tới đây sẽ được đại diện Ban tham vấn gửi đến Tỉnh ủy, HĐND, UBND để có những giải pháp về cơ chế, chính sách trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu của các em.

* Nâng cao chất lượng hoạt động hè

Em Nguyễn Trà My, học sinh lớp 9/6 Trường THCS Lê Quý Đôn (TT.Vĩnh An, H.Vĩnh Cửu), Phó chủ tịch lâm thời Hội đồng Trẻ em tỉnh cho rằng, kết thúc năm học với không ít áp lực, hàng trăm ngàn học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh háo hức chờ đón một kỳ nghỉ hè với biết bao dự định của tuổi thơ. Vì vậy, việc các ngành, các cấp tổ chức hoạt động hè nhằm tạo ra sân chơi bổ ích, an toàn cho trẻ em là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, có một thực tế không phải địa phương nào cũng tạo ra được sân chơi hấp dẫn, thu hút đông đảo thanh, thiếu nhi tham gia. Nhiều hoạt động trong mùa hè chủ yếu được tổ chức ở khu vực thành thị, chưa thực sự đến với thiếu nhi ở vùng sâu, vùng xa. Một số hoạt động hè khi tổ chức lại chưa nhận được sự tham gia nhiệt tình của thiếu nhi…

Em Bùi Trần Khánh Ngọc, học sinh lớp 7/21 Trường THCS Trường Sa (P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) còn

TS Lê Minh Công, Phó trưởng khoa Công tác xã hội Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Đồng Nai cho rằng, Hội đồng Trẻ em Đồng Nai ra đời và đi vào hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi, đây là tổ chức của trẻ em, do chính trẻ em điều hành, nói lên tiếng nói của trẻ em để người lớn hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng của trẻ, để trẻ em có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn.

phản ảnh, so với khu vực nông thôn, hay vùng sâu, vùng xa, ở thành thị, hoạt động hè đa dạng hơn song đây lại được xem như là kỳ học thứ 3 vì các em phải học thêm văn hóa, kỹ năng. Sở dĩ như vậy là bởi phụ huynh luôn lo sợ các con sao nhãng việc học và lo lắng thái quá về vấn đề an toàn khi cho con tham gia các hoạt động hè, hoạt động ngoại khóa…

Khánh Ngọc đề nghị, năm nay do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, thời gian nghỉ hè không dài như mọi năm. Tuy nhiên, để tổ chức hoạt động hè hiệu quả, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động hè cũng như các hoạt động ngoại khóa. Nhận thức của phụ huynh có thông thì thiếu nhi mới có cơ hội tham gia hoạt động hè.

Theo em Đinh Huỳnh Thanh Trúc, học sinh lớp 8/10 Trường THCS Nguyễn Đức Ứng (TT.Long Thành, H.Long Thành), bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, chất lượng hoạt động hè cũng cần được chú trọng cả về nội dung và hình thức. Thanh Trúc đề xuất tổ chức Đoàn cấp trên nên tổ chức 1 đội hình thanh niên tình nguyện được tập huấn kỹ năng tổ chức sinh hoạt hè, định hướng nội dung sinh hoạt hè. Sau đó, phân bổ lực lượng này về địa phương trực tiếp phối hợp với cán bộ Đoàn, Đội tại địa phương để tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi.

Liên quan đến nội dung hoạt động hè, nhiều ý kiến cho rằng tổ chức Đoàn, Đội và các ngành có liên quan nên tập trung tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa để giáo dục cho thiếu nhi truyền thống uống nước nhớ nguồn; các hoạt động trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân, hạn chế các hoạt động mang tính hô hào, hình thức…

* Tạo môi trường an toàn cho trẻ em

Không chỉ quan tâm đến tình trạng trẻ em bị xâm hại mà em Nguyễn Đăng Khoa, học sinh lớp 9/4 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP.Biên Hòa) còn bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng trẻ bị tai nạn thương tích. Theo Đăng Khoa, sở dĩ số trẻ em bị tai nạn thương tích, bị xâm hại nhiều như vậy là bởi công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với đối tượng cần tuyên truyền. Bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết và lơ là của người lớn khiến cho môi trường sống của trẻ có nhiều nguy cơ mất an toàn. Ngoài ra, sự phát triển của internet và mạng xã hội, nhất là mặt trái của nó đã và đang đe dọa đến an toàn của trẻ khi tiếp xúc với môi trường mạng.

Để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị tai nạn thương tích, đuối nước, bên cạnh các ý kiến đề xuất cả gia đình, nhà trường và xã hội cùng chung tay tạo ra môi trường sống an toàn cho trẻ em, một số ý kiến cho rằng cần phải đưa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích vào các môn học trong nhà trường. Tổ chức Đoàn, Đội, ngành GD-ĐT nên phối hợp với các ngành chức năng trang bị kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong từng trường hợp cụ thể.

Em Đinh Huỳnh Thanh Trúc, học sinh lớp 8/10 Trường THCS Nguyễn Đức Ứng (H.Long Thành) đề xuất, ngành GD-ĐT nên đưa bộ môn bơi lội trở thành môn học bắt buộc nhằm phổ cập bơi cho trẻ em. Bởi theo Thanh Trúc, hiện tại chỉ có ngành VH-TTDL đang chủ trì trong việc tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ nhưng cách làm này chỉ dạy bơi được cho một bộ phận rất nhỏ trẻ em, không mang tính phổ cập.

Đối với vấn đề phòng, chống xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục, bên cạnh yếu tố môi trường sống an toàn, lành mạnh, theo em Hoàng Ngọc Thanh Trúc, học sinh lớp 7/11 Trường THCS Thạnh Phú (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu), cha mẹ nên dành nhiều hơn thời gian để gần gũi, quan tâm hơn đến con em, không để trẻ bơ vơ trong chính ngôi nhà của mình, để rồi các em phải tìm đến các hình thức giải trí không lành mạnh dẫn đến bị dụ dỗ, bị xâm hại.

Bên cạnh sự quan tâm, cha mẹ cần làm bạn với con - lắng nghe con nhiều hơn, hiểu tâm lý lứa tuổi của con, trau dồi kiến thức, nhất là kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản để có thể trả lời tất cả những thắc mắc của con...

Nga Sơn

 

Tin xem nhiều