Báo Đồng Nai điện tử
En

Lạm phát tại Singapore dự báo tiếp tục ở mức cao trong năm 2023

08:02, 01/02/2023

Với những số liệu về tỷ lệ lạm phát năm 2022 được Bộ Thương mại và công nghiệp Singapore (MTI) công bố mới đây, nhiều nhà kinh tế đã dự đoán rằng, lạm phát của Singapore sẽ vẫn ở mức cao, ít nhất là trong cả năm 2023, bất chấp những dấu hiệu giảm bớt từ áp lực giá cả toàn cầu.

Với những số liệu về tỷ lệ lạm phát năm 2022 được Bộ Thương mại và công nghiệp Singapore (MTI) công bố mới đây, nhiều nhà kinh tế đã dự đoán rằng, lạm phát của Singapore sẽ vẫn ở mức cao, ít nhất là trong cả năm 2023, bất chấp những dấu hiệu giảm bớt từ áp lực giá cả toàn cầu.

(Nguồn: AFP/TTXVN)
(Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, một trong những số liệu thống kê đáng chú ý nhất liên quan đến xu hướng giá cả ở Singapore nói chung trong năm 2022, với lạm phát tổng thể là 6,1% so với 2,3% của năm 2021, trong khi lạm phát cơ bản (không bao gồm chi phí lưu trú và phương tiện cá nhân) tăng 4,1% so với 0,9% năm 2021. Đây là những mức tăng lớn và không có khả năng đảo ngược đáng kể trong thời gian sớm.

Mặc dù lạm phát tổng thể đã có sự điều chỉnh nhẹ vào tháng 12-2022 so với tháng 11, nhưng không đáng kể và chưa phản ánh được bức tranh lạm phát toàn cảnh của Singapore. Tỷ lệ lạm phát này có khả năng vẫn duy trì như vậy trong năm 2023.

Lạm phát tổng thể của Singapore được dự báo ở mức 4,5-5,5% cho cả năm 2023, trong khi lạm phát cơ bản được dự báo ở mức 2,5-3,5% sau khi loại trừ tác động một lần của việc tăng thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Những số liệu này vẫn được đánh giá là tương đối cao.

Cơ quan tiền tệ Singapore (Ngân hàng trung ương nước này - MAS) và MTI cũng cảnh báo về những rủi ro có thể khiến tỷ lệ lạm phát ở mức cao “dai dẳng hơn dự kiến”. Một rủi ro là những cú sốc mới đối với giá cả hàng hóa. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, khả năng xảy ra điều này là rất cao, đặc biệt sau khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại.

Trung Quốc vốn là một trong những nước tiêu thụ năng lượng, kim loại và thực phẩm lớn nhất thế giới - nhu cầu về những mặt hàng này có thể sẽ tăng lên khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vào nửa cuối năm 2023. Trong khi đó, nguồn cung các mặt hàng này có thể vẫn bị hạn chế do cuộc xung đột tiếp diễn ở Ukraine, làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm và phân bón nói riêng.

Ngoài ra, việc nới lỏng các nguồn gây lạm phát trong nước của Singapore cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Áp lực tiền lương có thể giảm dần nhưng việc mở lại hoạt động du lịch từ Trung Quốc có thể dẫn đến chi phí cao hơn trong lĩnh vực du lịch và khách sạn. Vì vậy, khả năng cân bằng lại, ngay cả khi lạm phát giảm bớt, cũng sẽ không nhiều.

Tuy nhiên, MAS và MTI vẫn lạc quan hơn về nửa cuối năm nay. Theo kịch bản cơ sở của các cơ quan này, tình trạng thắt chặt thị trường lao động trong nước sẽ giảm bớt và lạm phát toàn cầu sẽ ở mức vừa phải, từ đó góp phần giảm nhẹ lạm phát của Singapore.

TTXVN

Tin xem nhiều