Báo Đồng Nai điện tử
En

Chất lượng của số liệu thống kê là cốt lõi

11:06, 22/06/2015

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, chiều 22-6 các đại biểu làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Thống kê (sửa đổi).

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, chiều 22-6 các đại biểu làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Thống kê (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Trương Văn Vở phát biểu ý kiến tại hội trường chiều 22-6. Ảnh: Doãn Tấn
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Trương Văn Vở phát biểu ý kiến tại hội trường chiều 22-6. Ảnh: Doãn Tấn

Chưa thống nhất về tổ chức thống kê nhà nước

Đối với quy định về tổ chức thống kê nhà nước, có ý kiến cho rằng dự án luật không nên quy định cơ quan thống kê thuộc Bộ Kế hoạch - đầu tư mà nên hoạt động độc lập nhằm nâng cao địa vị pháp lý cho cơ quan thống kê Trung ương. Bởi, một nền kinh tế thị trường cần có những thiết chế độc lập để chống lại sự can thiệp, bóp méo số liệu. Nhiều nước chuyển đổi sang kinh tế thị trường như Việt Nam cũng tổ chức cơ quan thống kê độc lập. Vì vậy, cần nghiên cứu thành lập cơ quan thống kê quốc gia Việt Nam, hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại đề nghị cơ quan thống kê Trung ương nên thuộc Quốc hội để độc lập và có đủ thẩm quyền.

Trong ngày, Quc hi cũng đã biu quyết thông qua Lut Ban hành văn bn quy phm pháp lut vi 88,87% đại biu tán thành. Lut Ban hành văn bn quy phm pháp lut s có hiu lc t ngày 1-7-2016.
Hôm nay 23-6, Qu
c hi tho lun hi trường v d án Lut T tng hành chính (sa đổi) và  d án Lut Trưng cu ý dân.

Trong khi đó, đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai) và một số đại biểu khác lại kiến nghị cơ quan thống kê nên thuộc Chính phủ để bảo đảm tính minh bạch của số liệu thống kê. Đại biểu Trương Văn Vở phân tích: chất lượng thống kê liên hệ mật thiết đến tổ chức cơ quan thống kê. Do đó, cần có địa vị pháp lý rõ ràng cho cơ quan thống kê. Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định rõ thẩm quyền, mối quan hệ giữa các bộ, ngành với địa phương. Do đó, có thể tổ chức cơ quan thống kê Trung ương thuộc Chính phủ để bảo đảm sự độc lập tương đối, phát huy được vai trò của cơ quan thống kê, giải tỏa được áp lực với cơ quan thống kê hiện nay. Đây là điều kiện bảo đảm sự liên hệ chặt chẽ giữa thống kê địa phương và thống kê Trung ương.

Số liệu thống kê cần bảo đảm tính khách quan, trung thực

Nhiều ý kiến thảo luận thể hiện sự quan tâm đến chất lượng số liệu thống kê. Đại biểu Trương Văn Vở nêu rõ: cốt lõi, linh hồn của dự án luật là chất lượng của số liệu thống kê, nhưng dự án luật chưa giải đáp được các đòi hỏi: chưa bảo đảm sự chính xác cao; chưa bảo đảm tổ chức hệ thống thống kê thống nhất; chưa thống nhất về phạm vi tính toán; phương pháp tính, chưa thống kê đầy đủ nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững; chưa quy định đủ cơ sở pháp lý. Đại biểu Bùi Thị An đề nghị dự án luật cần có quy định về số liệu thống kê phải chính xác, trung thực, phản ảnh hiện trạng khách quan của kinh tế - xã hội. Do đó, về nguyên tắc, số liệu thống kê cần so sánh được với quốc tế.

Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (đoàn Tiền Giang) đề xuất dự án luật nên bổ sung quy định về nguyên tắc: số liệu thống kê tổng điều tra có giá trị cao hơn với số liệu điều tra hàng năm. Số liệu thống kê chuyên ngành phải cao hơn số liệu thống kê của ngành khác về số liệu của ngành này. Khi có bất thường về số liệu do các nguồn đưa ra, cơ quan thống kê Trung ương phải thẩm tra để xác định tính chính sách.

Quốc hội thông qua Nghị quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Trong ngày, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động, với 404 phiếu tán thành (chiếm tỷ lệ 81,78%). Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1-1-2016.

 Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (đoàn Đồng Nai) đã chia sẻ quan điểm về việc Quốc hội biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động. Đánh giá cao Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động, đại biểu Đặng Ngọc Tùng cho rằng: nghị quyết này đã đáp ứng được những mong muốn, trăn trở của người lao động và tin rằng người lao động cả nước sẽ rất hài lòng. Cũng theo đại biểu, nghị quyết này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có quyền lựa chọn sau một năm nghỉ việc, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội để khi nghỉ hưu được hưởng lương hàng tháng theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Hoàn toàn ủng hộ Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên) nhấn mạnh: Chính sách này rất phù hợp với điều kiện thực tế và mở ra cho người lao động những khả năng lựa chọn hợp lý. Mặt khác, nghị quyết cũng khẳng định tiếp tục tuyên truyền, vận động để người lao động nắm và hiểu được ý nghĩa, sự tốt đẹp của việc bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cho phép người lao động lựa chọn khả năng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu có yêu cầu và cũng đảm bảo đồng bộ đối với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật.

Cũng tán thành với việc Quốc hội thông qua nghị quyết trên, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (đoàn Thái Bình) đánh giá: nghị quyết này rất linh hoạt và mang tinh nhân văn cao; tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động lựa chọn phương án phù hợp với hoàn cảnh của mình, đó là sau khi nghỉ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội hay hưởng luôn bảo hiểm xã hội một lần.

L.V (tng hp)

 
 

 

 

Tin xem nhiều