Báo Đồng Nai điện tử
En

Phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới

10:12, 26/12/2016

Xác định phụ nữ vừa là chủ thể vừa là người trực tiếp hưởng thụ những thành quả mà nông thôn mới mang lại, trong nhiệm kỳ qua các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" (gọi tắt là cuộc vận động) gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Xác định phụ nữ vừa là chủ thể vừa là người trực tiếp hưởng thụ những thành quả mà nông thôn mới mang lại, trong nhiệm kỳ qua các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (gọi tắt là cuộc vận động) gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hội viên, phụ nữ xã Bảo Quang, TX.Long Khánh đóng bịch nấm để nâng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện tiêu chí “gia đình không đói nghèo”.
Hội viên, phụ nữ xã Bảo Quang, TX.Long Khánh đóng bịch nấm để nâng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện tiêu chí “gia đình không đói nghèo”.

Cuộc vận động đã góp phần thực hiện 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và quan trọng hơn, hội viên, phụ nữ đã thấy được trách nhiệm của mình và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương bằng những việc làm thiết thực.

Giúp nhau làm kinh tế

Nhìn lại 5 năm triển khai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, bà Đào Thị Hằng, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, cho rằng với các nội dung thiết thực, cuộc vận động đã thực sự đi vào cuộc sống, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Cán bộ, hội viên, phụ nữ trở thành lực lượng nòng cốt tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Lập gia đình từ năm 1990, cha mẹ 2 bên đều nghèo nên vợ chồng bà Lưu Thị Hồng (ấp 3, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch) luôn động viên nhau tự thân vận động. Sau lần tham gia lớp tập huấn chăn nuôi và được Hội Liên hiệp phụ nữ xã giới thiệu vay được 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, bà Hồng mạnh dạn bàn với chồng làm mô hình chăn nuôi tổng hợp. Khó khăn, trở ngại ban đầu do thiếu kinh nghiệm không kể xiết, nhưng với quyết tâm thoát nghèo, bà tiếp tục chăn nuôi heo, gà, tôm, cá; nấu rượu; buôn bán nhỏ... Nhờ chăm chỉ, chịu khó, mỗi năm từ mô hình chăn nuôi tổng hợp, gia đình bà Hồng có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Năm 2008, gia đình bà chính thức thoát nghèo, 4 năm sau bà xây được căn nhà khang trang.

Đi lên từ gian khó nên bà hiểu hơn ai hết sự vất vả, nhọc nhằn khi không có nghề nghiệp ổn định, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, từ khi làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 3, bà đã mạnh dạn giới thiệu 37 chị vay vốn lãi suất thấp với tổng số tiền là 380 triệu đồng, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi của mình giúp chị em vươn lên phát triển kinh tế gia đình, góp phần thực hiện tiêu chí “Gia đình không đói nghèo” trong cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh hỗ trợ vốn, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo có ý nghĩa quan trọng. Sau khi tổ chức được lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây lagim, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom) đã vận động hội viên tại 2 ấp Tân Hưng và Tân Thịnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Chị Ngô Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đồi 61, chia sẻ ban đầu chỉ có một số hộ mạnh dạn chuyển đổi và đem lại thu nhập tương đối cao thì một số hộ khác bắt đầu làm theo. Nếu như để các hộ tự phát rất có thể sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm nên Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã thành lập mô hình Tổ phụ nữ trồng lagim với số thành viên ban đầu chỉ có 30 người. Đến nay, thành viên của tổ đã tăng lên 69 người cùng giúp đỡ nhau về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây lagim. Hiện tại, mỗi năm các thành viên trong tổ gieo trồng 3 vụ lagim, tạo việc làm cho trên 270 người với thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng. Riêng đối với các hộ có đất canh tác, sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu được từ 9 -13 triệu đồng/vụ.

Thực hiện 11/19 tiêu chí nông thôn mới

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh xác định, với 60% hội viên, phụ nữ sống ở khu vực nông thôn, phụ nữ vừa là chủ thể vừa là đối tượng trực tiếp thụ hưởng thành quả do nông thôn mới mang lại. Vì thế, Tỉnh hội đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện cuộc vận động gắn với phong trào Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới. Nhận thấy 8 tiêu chí của cuộc vận động (gồm: gia đình không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học, không sinh con thứ 3; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ), đáp ứng 11 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới nên Tỉnh hội đã mạnh dạn đăng ký với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh để được góp sức xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Trên cơ sở kế hoạch, hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội các huyện, thị, thành phố đã cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ cụ thể. Đơn cử, để thực hiện tiêu chí “gia đình không đói nghèo”, góp phần thực hiện các tiêu chí số 9 (nhà ở dân cư), số 10 (thu nhập), số 11 (hộ nghèo), số 12 (tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên), số 13 (hình thức tổ chức sản xuất), các cấp Hội vận động chị em tiết kiệm, giúp vốn cho chị em khó khăn hơn, thực hiện tốt các hoạt động ủy thác, xây dựng mái ấm tình thương... Với tiêu chí “gia đình không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội”, góp phần thực hiện tiêu chí số 16 (văn hóa), số 19 (an ninh trật tự xã hội) các cấp Hội tổ chức cho hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện giáo dục con em trong gia đình không vi phạm pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.

Bên cạnh các tiêu chí “5 không”, nhiều địa phương ưu tiêu thực hiện các tiêu chí “3 sạch” góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao ý thức “sống sạch” trong mỗi gia đình, điển hình là các mô hình: thu gom rác, phân loại rác tại nguồn, tổ phụ nữ xanh - sạch - đẹp, tổ “Tiếng kẻng môi trường”, câu lạc bộ “Ngôi nhà xanh”, câu lạc bộ “Bảo vệ môi trường”...

Nga Sơn

Tin xem nhiều