Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhân viên trở nên hoang tưởng và hung hăng khi thiếu quyền lực

07:06, 25/06/2021

Theo nghiên cứu mới của Trường đại học Quản trị thuộc Đại học Buffalo (Trường đại học Quản trị UB - New York, Mỹ), khi thiếu quyền lực trong công việc, nhân viên có thể cảm thấy dễ bị tổn thương và hoang tưởng; có thể đả kích đồng nghiệp hoặc thành viên trong gia đình.

Theo nghiên cứu mới của Trường đại học Quản trị thuộc Đại học Buffalo (Trường đại học Quản trị UB - New York, Mỹ), khi thiếu quyền lực trong công việc, nhân viên có thể cảm thấy dễ bị tổn thương và hoang tưởng; có thể đả kích đồng nghiệp hoặc thành viên trong gia đình.

TS Min-Hsuan Tu, giáo sư trợ lý về tổ chức và nguồn nhân lực tại Trường đại học Quản trị UB và các đồng tác giả đã thực hiện 5 cuộc nghiên cứu với hơn 2.300 người, được yêu cầu nghĩ về những tình huống công việc trong quá khứ và sau đó được đánh giá cảm giác quyền lực, sự hoang tưởng và hành vi của họ. Trong đó có 1 nghiên cứu được thực hiện trong 2 tuần, quan sát các nhân viên trong một tổ chức thực tế, đánh giá mức độ ảnh hưởng của cảm giác quyền lực hằng ngày đến sự hoang tưởng, năng suất công việc cũng như cuộc sống gia đình của họ. Kết quả cho thấy chứng hoang tưởng tăng lên khi con người cảm thấy ít quyền lực trong công việc.

Ngoài ra, những người mắc chứng hoang tưởng có nhiều khả năng gây hấn nhẹ, như tỏ ra khó chịu hoặc chỉ trích đồng nghiệp, phàn nàn về nhiệm vụ công việc và cố tình lãng phí nguồn lực của tổ chức. Thậm chí một số người còn gây hấn ở nhà, nổi giận với thành viên trong gia đình. Bà Min-Hsuan Tu cho biết: “Đã có nhiều ví dụ về cá nhân ít quyền lực bị khuất phục và bị khách quan hóa. Chúng tôi muốn chứng minh rằng, khi nhân viên nghĩ họ thiếu quyền lực tại nơi làm việc, có thể cảm thấy bị đe dọa và trở nên hoang tưởng. Cảm giác này có thể khiến mọi người hiểu là điều bình thường. Một đồng nghiệp không chào ở hành lang, bị cho là thù địch hoặc xúc phạm. Ngay cả khi không có sự tương tác nào, một số người có thể lo lắng người khác đang nói xấu sau lưng hoặc âm mưu chống lại họ”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 2 yếu tố chống lại cảm giác quyền lực thấp: địa vị và văn hóa nơi làm việc. Những người có địa vị và những người được hỗ trợ bởi tổ chức và cán bộ quản lý ít có khả năng mắc chứng hoang tưởng hơn. “Cảm thấy bất lực và dễ bị tổn thương là điều phổ biến và tế nhị. Đó là lý do đặc biệt quan trọng tại sao các nhà lãnh đạo phải tạo ra môi trường làm việc hỗ trợ, bằng cách phân bổ nguồn lực và đề xuất thăng chức một cách công bằng, củng cố mối quan hệ giữa cán bộ quản lý và cấp dưới, hạn chế các hành vi tự phục vụ và loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng trong công việc” - bà Tu cho biết thêm.

Minh Huyền (biên dịch theo scitechdaily.com)

Tin xem nhiều