Báo Đồng Nai điện tử
En

Tung tăng mùa hè

08:08, 12/08/2022

Hằng năm cứ mỗi độ hè về, tùy thuộc vào từng gia đình. Ở Mỹ người ta thường chọn 1 kỳ nghỉ trong nước, nước ngoài hay đâu đó… theo sở thích. Tất nhiên ngoài việc du lịch, chiêm nghiệm, khám phá. Nó còn mang một ý nghĩa trọng đại đó chính là sum họp gia đình. Bởi lẽ cuộc sống ở Mỹ, ông bà, con cái, cháu chắt, ít có dịp gặp nhau.

Hằng năm cứ mỗi độ hè về, tùy thuộc vào từng gia đình. Ở Mỹ người ta thường chọn 1 kỳ nghỉ trong nước, nước ngoài hay đâu đó… theo sở thích. Tất nhiên ngoài việc du lịch, chiêm nghiệm, khám phá. Nó còn mang một ý nghĩa trọng đại đó chính là sum họp gia đình. Bởi lẽ cuộc sống ở Mỹ, ông bà, con cái, cháu chắt, ít có dịp gặp nhau.

Du thuyền mang tên Enchantment of the Seas
Du thuyền mang tên Enchantment of the Seas

Hè năm nay gia đình tôi chọn chuyến du lịch trên thuyền “Cruises”, với chủ đề Tung tăng mùa hè. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong ngày khởi hành đó chính là ngày 14-7, Ngày Quốc khánh của nước Pháp. Gia đình tôi 9 giờ sáng từ Washinhton DC, thủ đô Hoa kỳ đến bến cảng Baltimore của tiểu bang Maryland khoảng 1 giờ 15 phút lái xe.

Chiếc du thuyền mang tên sự mê hoặc của biển (Enchantment of the Seas). Du thuyền này thuộc Tập đoàn ROYAL CARIBBEAN INTERNATIONAL CRUISE, LTD. Hiện tại tập đoàn này có 26 chiếc du thuyền đang hoạt động trên toàn thế giới. Tàu đang neo đậu đợi du khách check-in. Việc check-in lên thuyền không kém phần quan trọng như lúc lên máy bay và khi vào tòa án bên Mỹ làm việc.

Bermuda có khí hậu ôn hòa, mùa hè ấm áp và được bảo vệ một rạn san hô, điều này hạn chế mức độ nghiêm trọng của các cơn bão đi qua nếu có.

Sự kiểm tra nghiêm ngặt, gắt gao làm tôi rất hài lòng, dẫu có tốn một ít thời gian, nhưng không để lọt tội phạm lên tàu. Khi đã bước lên trên du thuyền mới thấy mình nhỏ bé quá, lơ ngơ quá… Tiếng còi tàu vang lên báo hiệu thuyền nhổ neo rời bến. Du thuyền ra khơi vẫn âm thầm miệt mài lướt sóng để đi đến biển đảo đầu tiên theo hải bàn trên du thuyền đã cài sẵn. Đoàn lữ khách từng người đi tìm phòng nghỉ… và hành lý ký gửi. Dẫu gần 3 ngàn người nhưng chẳng có tiếng ồn ào nào cả.

Trên du thuyền có một đội ngũ phục vụ rất tuyệt vời. Dẫu có vị khách nào đó khó tính đến đâu cũng chẳng có lời than phiền. Boong 6 dành cho ca nhạc, chiếu phim, ảo thuật… và các gian hàng bán đồ lưu niệm, đầy đủ tiện nghi như trên đất liền, du khách gọi đó là thành phố di động trên biển. Du thuyền chứa được khoảng 2.730 khách, có 873 nhân viên, kể cả thủy thủ đoàn.

Khi còn ở Việt Nam tôi đã từng đi khắp Nam, Trung, Bắc, đã ăn và nghỉ các nhà hàng mang nhiều “sao”. Nếu được đem so sánh, thái độ phục vụ khách hàng, những gì tôi đã mục kích thì tôi chỉ mong rằng, các nhà quản lý khách sạn mang đầy “sao” của nước ta cần nên có một chuyến đi trên du thuyền này, để học hỏi, về chỉ bày lại cho nhân viên của mình cách phục vụ khách ngày càng lịch sự, văn minh, có nụ cười duyên dáng với khách dễ thân thiện. 

Hiện nay, ở nước ta đâu đó khách du lịch nội địa cũng bị “chặt chém”. Đến khi báo chí lên tiếng chính quyền sở tại mới vào cuộc, còn khách ngoại quốc thì sao “chuyện này ai thấu…?”.

Tầng 9 trên du thuyền là bể tắm của du khách
Tầng 9 trên du thuyền là bể tắm của du khách

Có những chiều tôi nhớ về đất liền trong những ngày lênh đênh trên biển, tôi lên boong 9 ngồi hứng gió, thoạt nhìn về hồ bơi, dẫu lúc đó chẳng có một ai xuống tắm, nhưng trên mặt hồ vẫn có nhân viên với bộ quần áo và chiếc phao cứu hộ.

Theo hành trình sau 48 giờ du thuyền sẽ cập bến cảng của đảo Bermuda. Cách chỉ vài hải lý đoàn du khách đã ra mạn thuyền nhìn về đảo Bermuda đang hiện dần. Hành khách ai cũng háo hức xuống thuyền đi lên đảo chiêm nghiệm, được tay sờ, chân bước lên cát, và ngâm mình dưới nước biển mà bấy lâu nay biết đảo Bermuda qua tivi và sách báo.

Khoảng 15 phút sau du thuyền cập bến cảng Bermuda. Tàu buông neo cho đoàn người làm thủ tục nhập cảnh lên đảo. Đảo thuộc nước Anh, do đó mỗi khách nhập cảnh lên đảo phải tốn 40 USD visa.

Đảo bao gồm 181 hòn đảo lớn nhỏ, những hòn đảo quan trọng được nối liền qua các chiếc cầu. Đảo có diện tích đất là 54km2

Bermuda được đặt theo tên nhà thám hiểm của người Tây Ban Nha, có tên đầy đủ Juan De Bermudez, người đã phát hiện ra quần đảo vào năm 1505. Đảo có người sinh sống kể từ năm 1612, khi một khu định cư người Anh được thành lập tại St George. Bermuda được quản lý theo điều lệ của hoàng gia Anh. Những nô lệ người châu Phi được đưa đến Bermuda vào năm 1616, nhưng do các đồn điền không phát triển, do vậy nạn mua bán nô lệ cũng chấm dứt vào cuối thế kỷ XVII. Thay vào đó nền kinh tế tập trung vào hàng hải cho các thương gia tư nhân và hải quân Hoàng gia Anh và đặt lên cho giàn khoan và tàu trượt Bermuda, nó đã trở thành một pháo đài của đảo quốc và quân sự quan trọng của Anh.

Theo thống kê, năm 2018 dân số trên đảo khoảng 70 ngàn người. Trở thành quốc gia đông nhất trong các vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh. Người da đen là hậu duệ của người nô lệ châu Phi chiếm khoảng 50%, trong khi người Bermuda da trắng gốc Anh khoảng 20%, còn lại 30% là người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...

Có một câu chuyện mà trước lúc xa đảo tôi phải suy nghĩ, đó là sau khi tắm biển xanh cát “hồng” xong, tôi vội lấy một lọ cát hồng về làm kỷ niệm cho chuyến đi. Nhưng nhân viên bảo vệ bãi biển khuyên tôi nên đến quầy bán đồ lưu niệm để mua. Mỗi lọ cát hồng trong chai thủy tinh khoảng từ 20-30 USD tùy theo lớn nhỏ. Giá trị đồng tiền không lớn lắm nhưng du khách mua đem về là cử chỉ đẹp cho đảo có tài chính tôn tạo hòn đảo ngày một đẹp hơn.

Phòng nghe ca nhạc trên du thuyền
Phòng nghe ca nhạc trên du thuyền

Sau gần 1 ngày dài tung tăng trên đảo, đoàn lữ khách lên tàu đúng giờ quy định để tàu nhổ neo rời bến. Tôi lên boong 9 của tàu nhìn về mọi cảnh vật trên đảo Bermuda lần cuối cho đến khi tàu xa khuất chỉ còn lại biển và trời mênh mông. Đó cũng chính là thời điểm du thuyền lặng lẽ âm thầm rẽ sóng đưa đoàn lữ khách đến đảo Coco Cay.

Coco Cay là quần đảo thuộc quốc gia Bahamas. Quốc gia độc lập và là thành viên của khối thịnh vượng chung. Nassau là tên thủ đô của Bahamas, dân số trong thành phố ước độ khoảng 275 ngàn người. Bahamas là một quần đảo có gần 700 đảo lớn nhỏ, chữ “cay” có nghĩa là cồn cát.

Trên đảo không có dân sinh sống, chỉ có một số nhân viên của tập đoàn du thuyền làm việc như trông cây cối, bảo dưỡng những tiện nghi trên đảo để phục vụ du khách. Tạm biệt Coco Cay, tạm biệt những khuôn mặt chưa thân, những nụ cười chưa quen và nhiều tiếng nói thoáng hiện...

Tôi và gia đình hòa chung với đoàn du khách lên tàu trở về đất liền trong niềm hân hoan và luyến tiếc. Tôi xin gửi lại trên tàu những muộn phiền buồn vui vô cớ, để bước lên đất liền với nỗi nhớ bâng khuâng và lâng lâng sau bao ngày lênh đênh trên biển và đôi khi tàu gặp sóng lớn cũng không làm cho khách mệt mỏi, không bị lắc lư theo con tàu...

Xuân Đức

Tin xem nhiều