Báo Đồng Nai điện tử
En

Ký kết các hiệp định được xem là "lần mở cửa thứ 3"

11:06, 22/06/2015

Việt Nam đang gấp rút đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Để rõ hơn những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi tham ký kết các hiệp định, phóng viên Báo Đồng Nai có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.

TS. Nguyễn Thị Thu Trang
TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Việt Nam đang gấp rút đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Để rõ hơn những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi tham ký kết các hiệp định, phóng viên Báo Đồng Nai có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký 10 hiệp định thương mại tự do với các nước. Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Cố vấn Chính phủ tham gia các đoàn đàm phán, có khả năng trong tháng 7-2015 Việt Nam sẽ ký kết FTA với EU và TPP.

Buộc doanh nghiệp hội nhập sâu

* Nhiu ý kiến cho rng, các doanh nghip trong nước chưa được chun b k cho vic ký kết quá nhiu FTA, t đó s gp nhiu khó khăn hơn thun li. Bà đánh giá ra sao v điu đó?

- Theo tôi, việc ký kết các FTA có thể xem là lần mở cửa thứ 3 của Việt Nam. Lần mở cửa thứ nhất là khi nước ta gia nhập Asean vào năm 1995. Lần thứ hai là năm 2001 Việt Nam gia nhập WTO, các FTAs khu vực Asean, Asean + (các hiệp định thương mại thế hệ cũ). Lần thứ ba mở cửa là hiện nay khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại song phương và hiệp định thương mại thế hệ mới. Trước đây, lúc Việt Nam gia nhập WTO, cũng có nhiều ý kiến nhận định chúng ta sẽ thua, song trong thực tế Việt Nam đã phát triển khá tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp. Nói chính xác, việc ký các FTA, tới đây là TPP chỉ là trước đây doanh nghiệp Việt đã hội nhập theo chiều rộng, thì nay sẽ thêm chiều sâu.

* Ti sao li nói FTA sâu rng hơn WTO?

- Tôi nói FTA sâu rộng hơn WTO là vì khi tham gia WTO, Việt Nam chỉ theo lộ trình cắt giảm thuế, mở cửa một số lĩnh vực và chỉ tập trung vào thương mại hàng hóa, không động đến quyền hạn của Nhà nước. Nhưng các FTA thế hệ mới, sau ký kết buộc phải loại bỏ thuế và có quy định thêm về dịch vụ. Các hiệp định thương mại thế hệ mới bao gồm cả những vấn đề WTO không đề cập, như: đòi hỏi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm công Chính phủ... Và không gian chính sách của Nhà nước sẽ bị hẹp dần khi ký kết các FTA. Đồng thời, có trên 10 ngàn dòng thuế thì 9.800 dòng thuế sẽ bị loại bỏ và giảm về 0% đến năm 2018. Ngoài ra, các chính sách bảo hộ sẽ không còn và Nhà nước chỉ có thể bảo hộ thông qua bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, môi trường.

Bảo hộ bằng lợi ích người tiêu dùng

Bo h thông qua li ích người tiêu dùng và môi trường thì các doanh nghip trong nước được li gì, thưa bà?

Các FTA đòi hỏi phải đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ là để doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam không sợ bị đánh cắp mẫu mã, thương hiệu... Làm tốt việc này, Việt Nam sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Khi TPP ký kết, các nước tham gia cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiện nhà nước ra một tổ chức trọng tài quốc tế. Như vậy, cơ hội thắng của nhà đầu tư sẽ cao hơn. Đây là một cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài và giúp nước tham gia tăng thêm cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài.

- Khi tham gia các FTA, TPP, những chính sách bảo hộ trực tiếp cho doanh nghiệp trong nước không còn, nhưng Việt Nam vẫn có thể bảo hộ doanh nghiệp trong nước thông qua bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Việc này nhiều nước tham gia FTA làm rất tốt, còn Việt Nam áp dụng rất ít. Ví dụ, yêu cầu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi rõ nhà sản xuất, chất lượng hàng hóa và một số yêu cầu khác. Nghe có vẻ đơn giản nhưng cách này sẽ hạn chế được đến 50% hàng hóa vào Việt Nam. Vì hàng hóa đến cửa khẩu phải ngưng lại thay nhãn, tăng chi phí cho nước xuất khẩu, như vậy sẽ bảo hộ rất tốt cho hàng hóa trong nước. Khá nhiều nước đang nhập khẩu hàng Việt Nam đã dùng cách này để bảo hộ hàng hóa trong nước, nhưng Việt Nam rất ít sử dụng.

* Ti sao các nước s dng chính sách rt tt để bo h hàng hóa, còn Vit Nam li chưa làm?

- Đây là lỗi của những nhà làm chính sách trong khi các doanh nghiệp rất khó đề xuất. Bởi khi chúng ta áp dụng các quy định trên cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì buộc phải áp dụng với các doanh nghiệp trong nước. Với những đòi hỏi cao như vậy thì nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ không thực hiện được. Đây cũng chính là rào cản lớn khiến Nhà nước chưa thể áp dụng các quy định về ghi nhãn để hạn chế hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

Xin cm ơn bà!

Hương Giang (thc hin)

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều