Báo Đồng Nai điện tử
En

Các dự án xử lý nước thải sinh hoạt đang chờ...vốn

11:09, 24/09/2017

Theo kế hoạch, Đồng Nai sẽ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải ở các khu đô thị. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có TP.Biên Hòa làm xong nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt khoảng 3 ngàn m3/ngày đêm.

Theo kế hoạch, Đồng Nai sẽ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải ở các khu đô thị. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có TP.Biên Hòa làm xong nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt khoảng 3 ngàn m3/ngày đêm.

Theo kế hoạch, Đồng Nai sẽ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải ở các khu đô thị. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có TP.Biên Hòa làm xong nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt khoảng 3 ngàn m3/ngày đêm.
Theo kế hoạch, Đồng Nai sẽ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải ở các khu đô thị. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có TP.Biên Hòa làm xong nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt khoảng 3 ngàn m3/ngày đêm.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, UBND tỉnh đã có kế hoạch đầu tư 6 dự án thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu đô thị trên địa bàn tỉnh với tổng vốn hơn 13,7 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết các dự án trên vẫn đang mời gọi nhà đầu tư hoặc chờ vốn.

* Nhiều dự án vốn “khủng”

Trong 6 dự án thoát nước, xử lý nước thải khu đô thị, TP.Biên Hòa có 2 dự án được ưu tiên triển khai trước, gồm: Trạm xử lý nước thải số 1 TP.Biên Hòa công suất 9,5 ngàn m3/ngày có tổng vốn đầu tư 259 tỷ đồng; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP.Biên Hòa, tổng vốn đầu tư hơn 6,6 ngàn tỷ đồng.

Đến thời điểm này, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt khoảng 3 ngàn m3/ngày của tiểu dự án Trạm xử lý nước thải số 1 đã hoàn thành. Riêng dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP.Biên Hòa đã ký kết hiệp định vay vốn ODA Nhật Bản và đang tiến hành lựa chọn nhà thầu thiết kế kỹ thuật, có khả năng sẽ hoàn thành vào năm 2024.

Còn các dự án ở các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và TX.Long Khánh vẫn đang mời gọi nhà đầu tư hoặc đợi vốn ngân sách để thực hiện.

Ông Võ Tấn Đức, Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, cho hay: “Để thực hiện được hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cho đô thị Nhơn Trạch, cần nguồn vốn gần 3,7 ngàn tỷ đồng nên huyện đang kêu gọi nguồn vốn ODA để đầu tư. Thời gian qua cũng đã có doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu dự án nhưng chưa có quyết định cụ thể”.

Vì vậy, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị của huyện Nhơn Trạch chưa biết đến khi nào mới được xây dựng. Hiện ở một số khu dân cư của huyện, chủ đầu tư tự làm hệ thống xử lý nước thải.

Một con suối chảy qua KP.8, phường Tân Biên (TP.Biên Hòa) bị ô nhiễm nặng nề do nước thải sinh hoạt.
Một con suối chảy qua KP.8, phường Tân Biên (TP.Biên Hòa) bị ô nhiễm nặng nề do nước thải sinh hoạt.

Tại các khu đô thị, nước thải sinh hoạt hầu hết đổ ra các con suối, sông gây ô nhiễm nặng. Kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên - môi trường cho thấy có hơn 20 con suối, rạch trên địa bàn tỉnh đi qua các khu đô thị bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Diện tích gây ô nhiễm khoảng 110 hécta, trong đó tập trung ở TP.Biên Hòa.

“Nhà tôi ở sát suối nên quanh năm phải chịu mùi hôi nồng nặc của nước suối. Tôi thấy những năm gần đây nước suối ô nhiễm ngày nặng hơn. Vào mùa khô, có ngày phải đóng kín cửa vì không chịu được mùi hôi. Vì thế tôi và người dân gần suối rất mong tỉnh sớm xử lý nước thải sinh hoạt để bớt ô nhiễm” - ông Phan Khắc Hưng (ở KP.8, phường Tân Biên, TP.Biên Hòa), chia sẻ.

Khảo sát thực tế rất nhiều con suối chảy qua các khu đô thị TP.Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, TX.Long Khánh thì thấy hầu hết nước có màu đen hoặc đục ngầu, bốc mùi hôi do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả ra.

* Doanh nghiệp không mặn mà

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, cho biết: “Tỉnh đã có quy hoạch làm các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cho khu đô thị từ lâu, song vì vốn để thực hiện rất lớn nên ngân sách không đáp ứng được. UBND tỉnh đã mời gọi vốn ODA của Nhật Bản, Hàn Quốc để đầu tư nhưng mới chỉ được một dự án ở TP.Biên Hòa”.

Cũng theo ông Tuấn, UBND tỉnh có mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, song hầu hết không mặn mà do vốn bỏ ra lớn, khả năng thu hồi chậm và lợi nhuận thấp. Một số địa phương đề xuất đầu tư các Nhà máy xử lý nước thải khu đô thị bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).

Ông Nguyễn Tấn Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành, cho hay: “Mới đây có doanh nghiệp đến tìm hiểu về việc đầu tư nhà máy xử lý nước thải khu đô thị, nhưng đưa ra đơn giá xử lý khoảng 21 ngàn đồng/m3, cao gấp gần 3 lần so với giá quy định của UBND tỉnh. Huyện đã yêu cầu nhà đầu tư tính toán lại phí xử lý nước thải và dự tính đề xuất tỉnh thực hiện theo hình thức BT chứ vốn ngân sách không đáp ứng được”.

Đại diện một doanh nghiệp từng thực hiện dự án BT cho hay, các doanh nghiệp chỉ muốn đầu tư bằng hình thức BT với những dự án hạ tầng giao thông. Bởi khi các con đường được mở rộng hoặc làm mới xong, giá đất 2 bên đường sẽ tăng cao nên việc đổi hạ tầng giao thông lấy đất sẽ nhanh thu hồi vốn và lợi nhuận cao hơn.

Hương Giang

Tin xem nhiều