Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh: Đừng tạo ra thông tin để làm rối dư luận

11:06, 19/06/2015

20 năm làm nghề thiết kế thời trang, Minh Hạnh là một trong số ít nhà thiết kế hàng đầu của Việt Nam được nước ngoài biết đến. Các bộ sưu tập thời trang của chị từng được trình diễn ở các xứ sở thời trang nổi tiếng thế giới, như : Ý, Pháp, Mỹ và một số nước châu Á.

20 năm làm nghề thiết kế thời trang, Minh Hạnh là một trong số ít nhà thiết kế hàng đầu của Việt Nam được nước ngoài biết đến. Các bộ sưu tập thời trang của chị từng được trình diễn ở các xứ sở thời trang nổi tiếng thế giới, như : Ý, Pháp, Mỹ và một số nước châu Á.

Nhưng có lẽ cũng ít người biết chị xuất thân từ Trường mỹ thuật Gia Định. Ra trường, chị xung phong đi làm công việc của một họa sĩ vẽ tranh cổ động, sau đó làm họa sĩ cho các báo: Tuổi Trẻ, Người Lao Động (lúc bấy giờ còn mang tên Công nhân Giải phóng) và Báo Phụ Nữ TP.Hồ Chí Minh. Chị cũng từng cộng tác thiết kế báo Xuân cho Báo Đồng Nai vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. 

Công chúng cần nhà báo có tâm

*  Là người nổi tiếng trong ngành thiết kế thời trang Việt ngay sau thời kỳ mở cửa nền kinh tế, nhưng trước đó bà là một nhà báo - họa sĩ thiết kế trình bày báo, hai lĩnh vực này có “duyên nợ” với bà thế nào?

- Hai ngành thực chất vẫn là lĩnh vực thiết kế tạo ra những sản phẩm mang tính thời đại. Điều quan trọng là hai lãnh vực này đều rất mới ở nước ta. Ngành trình bày báo và thiết kế thời trang chỉ mới được đào tạo cách đây không lâu tại Việt Nam. Hiện nay, nhiều bạn trẻ rất yêu thích những lĩnh vực này vì hiện thực hóa được tính ứng dụng từ sáng tạo. Hấp lực của hai ngành này rất mãnh liệt với giới trẻ vì  tạo ra được nhịp sống mạnh mẽ và tinh thần của thời đại mới.

* Nhưng thiết kế thời trang đã theo bà từ giữa thập niên 90 tới nay, xem như đã là nghiệp, những vui - buồn của nghề bà cảm nhận thế nào?

Muốn có niềm tin thì chỉ có cách tôn trọng sự thật và chỉ viết về sự thật khi mình biết một cách chắc chắn. Bởi sản phẩm báo chỉ có vai trò dẫn dắt công chúng. Nếu thông tin tốt, tích cực, có định hướng thì sẽ tạo nên mầm thiện, góp phần xây dựng một xã hội mà ở đó người ta sống thương yêu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn và không dọa nạt, ức hiếp, vu khống cho nhau, gây mất niềm tin vào con người, vào cuộc sống. Đó là điều bất hạnh của con người khi xây dựng nền tảng cuộc sống không dựa trên sự thật. Và như vậy có nghĩa là truyền thông chưa làm tốt sứ mạng của mình.

- Làm nghề là biết cách chấp nhận “nghiệp”. “Nghiệp” cũng chính là hạnh phúc vì biết cách “chọn” số phận. Với nghề thiết kế thời trang thì quan điểm sống là quyết định cho sự thành công, vì thế các nhà thiết kế đều phải “mạnh” hơn mỗi ngày, mới có thể vượt qua những cơn “sóng thần” của thời đại. Bản sắc và vốn sống là nguồn vốn lớn nhất dành cho các nhà thiết kế, biết cảm nhận và thích nghi ngay với sự thay đổi của cuộc sống là đặc thù của nghề thiết kế thời trang.

*  Mối quan hệ giữa thiết kế thời trang và báo chí, theo bà đã là mối quan hệ vì một ngành thời trang chuyên nghiệp, tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu Việt?

- Cho đến thời điểm này, thật nhức nhối mà nói rằng ở Việt Nam chưa có bất kỳ một nhà báo nào viết về thời trang một cách chuyên nghiệp. Thông thường những bài báo dành cho thời trang là mỹ từ. Đơn giản là nhà báo không có đủ kiến thức về ngành thiết kế thời trang, các tờ báo đều xem thời trang là loại giải trí hoặc cho “đẹp mặt” báo nên phóng viên thời trang thường dễ thương như “hotgirl”. Khi phóng viên không hiểu rõ bản chất của nghề thì khó mà có những bài báo mang tính chính thống và có chất lượng đúng đắn. Ở Việt Nam chưa có trường lớp nào đào tạo cho các nhà báo viết về thời trang. Phải hiểu thời trang là một ngành công nghiệp và tạo ra được những giá trị rất thực chất cho kinh tế, văn hóa của một đất nước.

Nhà thiết kế Minh Hạnh là người đầu tiên đưa ra trang thời trang trên Báo Phụ Nữ TP.Hồ Chí Minh với thiết kế của mình  và người mẫu là chị em trong cơ quan. Từ nghề báo, chị bén duyên với  ngành thiết kế thời trang. Năm 1992 với chức danh là Giám đốc Trung tâm thời trang Legafashion của Legamex - trung tâm thời trang đầu tiên của Việt Nam,  Minh Hạnh chính thức bước vào nghề thiết kế thời trang từ đó.

*  Từ chuyện “khủng hoảng truyền thông” này và nhiều vụ khác trên nhiều lĩnh vực giải trí đã và đang rất dễ xảy ra, bà nghĩ đến điều gì?

- Trên quan điểm của tôi, hình như khủng hoảng truyền thông là “phương pháp” tác nghiệp của không ít nhà báo hiện nay. Họ tạo ra những thông tin làm rối loạn dư luận. Nếu các nhà báo có tâm, có trí, có tầm... thì đã không chọn phương pháp này. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, rất nhiều nhà báo đã tạo ra được những ảnh hưởng lớn với tính tích cực và độ xác thực của ngòi viết. Cả cuộc đời của họ sống và làm việc như những người chiến sĩ, họ dám sống, dám viết và dám trả giá chỉ vì một điều duy nhất - đó là sự thật. Ngày nay, cái gọi là “nhà báo” cũng chiến đấu vì ảo tưởng về một thứ quyền lực vay mượn mơ hồ, không ít trong số họ biết cách tạo ra những loại hợp đồng “bất thành văn”, tạo ra lợi nhuận trên những thông tin không minh bạch, thậm chí các nhà báo thời trang là “nhà quản lý” cho một vài người nổi tiếng nào đó. Là một nhà báo chuyên nghiệp ở thời điểm này, có quá nhiều đề tài để phản ánh. Vấn đề còn lại là mục đích làm báo để làm gì thì chỉ có “họ” mới hiểu hết được.

Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh

* Nếu được đề nghị phác thảo một thiết kế tương lai cho ngành thời trang Việt, bà sẽ đưa ra những ý tưởng gì?

- Sẽ rất khó khăn với phác thảo này. Ngành thời trang Việt Nam đang phát triển với xu thế dường như là tốt, nhưng thật ra chúng ta còn thiếu nền tảng để sự phát triển này vững chắc hơn. Chúng ta có đội ngũ các nhà thiết kế rất sáng tạo, có hệ thống sản xuất lớn và nhiều kinh nghiệm từ may gia công xuất khẩu nhiều năm nay. Điều lớn nhất là chúng ta không có nguyên liệu đủ chất lượng để đáp ứng cho thị trường nội địa chứ chưa nói đến xuất khẩu.

* Và vai trò của báo chí trong thúc đẩy một thị trường thời trang Việt đúng tầm, đạt hiệu quả về một thị trường hơn  90 triệu dân?

- Tôi mong sao có được đội ngũ các nhà báo thời trang có đủ năng lực và sự sắc bén cần thiết. Sự mong ước này có quá mơ mộng với thực tế của báo chí hiện nay hay không?

* Nói tới thời trang là nói tới mode, bà có nghĩ  mode đã đi vào cuộc sống người Việt Nam một cách  ấn tượng và rõ nét?

- Bạn có nghĩ rằng cuộc sống ngày hôm nay của chúng ta bị chi phối hoàn toàn vì mode? Tôi đơn cử một ví dụ về hai thời điểm của con người: Khi sinh ra, những đứa trẻ bây giờ đã có những chiếc tã rất tiện dụng và rất đẹp; khi chết đi, những chiếc hòm cũng đã được thiết kế công phu hơn. Vậy nên dù có thích hay không thích mode thì bạn cũng đã bị chi phối bởi mode rồi. Bởi bản chất của mode chính là làm cho cuộc sống thay đổi bằng sự phong phú, sinh động, tiện nghi và hiện đại hơn mỗi ngày.

Trên quan điểm của tôi, hình như khủng hoảng truyền thông là “phương pháp” tác nghiệp của không ít nhà báo hiện nay. Họ tạo ra những thông tin làm rối loạn dư luận. Nếu các nhà báo có tâm, có trí, có tầm... thì đã không chọn phương pháp này. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, rất nhiều nhà báo đã tạo ra được những ảnh hưởng lớn với tính tích cực và độ xác thực của ngòi viết.

* Bà nghĩ gì về xu hướng “váy hóa” của phụ nữ hiện nay, cho dù họ làm việc bất kể ngành nghề gì?

- Xu thế hiện nay của phụ nữ Việt Nam là chọn váy, bởi váy mang đến sự tiện dụng, dễ tạo ra nét nữ tính, gợi cảm. Xu thế này phổ biến hơn khi cuộc sống được nâng cao. Nhưng xu thế không có nghĩa là bắt buộc. Trang phục chính là phần bên ngoài thể hiện bên trong của mỗi con người. Sẽ rất phiến diện khi tôi nói váy là không phù hợp, nhưng rất chính xác rằng váy mặc như thế nào để không bộc lộ nhược điểm của cơ thể (vì lộ diện phần chân) và sự phối hợp các phụ kiện, giày, túi xách phải mang tính khuynh hướng đồng bộ, nếu không sẽ rất “lạc hậu”. Điều quan trọng mà tôi muốn nói đó chính là ngữ cảnh, nếu bạn là một nhà báo đang tác nghiệp trên một cánh đồng lúa với người nông dân hoặc đang gặp gỡ với những người công nhân vệ sinh hay đối tượng của các nhà báo là trẻ em ở tại một trại mồ côi... Bạn mặc như thế nào để không có những khoảng cách vô hình đối với nhân vật ấy. Nếu trang phục của bạn không phù hợp thì khó có thể khai thác sâu hơn vấn đề mà một nhà báo chuyên nghiệp mong muốn hướng đến.

* Xin cám ơn bà!

Kim Loan (thực hiện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều