Báo Đồng Nai điện tử
En

Khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng

10:10, 22/10/2012

Sáng 22-10, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Sáng 22-10, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. 

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Năm 2012, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực phấn đấu và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, đất nước vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi phải quyết tâm rất cao, có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo đà phát triển bền vững cho các năm tiếp theo. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng.

Quang cảnh khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.
Quang cảnh khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.

Thủ tướng nhận lỗi về những yếu kém của Chính phủ

Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày đã chỉ rõ những hạn chế, yếu kém nổi lên: Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại; nợ xấu gia tăng, xử lý còn chậm và còn nhiều khó khăn; lãi suất tín dụng còn cao so với hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Năng lực dự báo kinh tế - xã hội còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Giáo dục - đào tạo vẫn còn nhiều ý kiến; khoa học - công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trật tự an toàn xã hội vẫn còn nhiều bức xúc, nhất là tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu... 

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác tham nhũng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyn Văn Hin cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng của tệ nạn tham nhũng hiện nay là tình trạng suy thoái phẩm chất đạo đức của không ít cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, trong đó một số cán bộ là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bên cạnh đó là bệnh quan liêu, thành tích, hình thức vẫn còn nặng nề, nên không ít người đứng đầu vẫn còn có biểu hiện ngại đấu tranh với hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: nhiệm vụ còn lại của những tháng cuối năm là rất nặng nề. Để đạt được mục tiêu tăng GDP cả năm là 5,2%, quý IV phải đạt mức tăng 6,5%, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại, tích cực chuẩn bị các điều kiện cho tăng trưởng cao hơn trong năm 2013. 

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét xác định mục tiêu tổng quát năm 2013 là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; tăng cường quốc phòng - an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; tạo nền tảng vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. 

Báo cáo trước Quốc hội và cử tri cả nước về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI của Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự Đảng các bộ và từng thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Tập thể Ban cán sự Đảng và mỗi đồng chí đã thành khẩn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm và chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao và trong cả quá trình hoạt động cách mạng của mình. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty điển hình là Vinashin, Vinalines sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước. 

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên của Chính phủ sẽ nghiêm túc, nghiêm khắc với mình, đoàn kết nhất trí hết lòng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hành động quyết liệt, tất cả vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì Đảng, vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội 

Báo cáo công tác phòng nga, chng vi phm pháp lut và ti phm do B trưởng B Công an Trn Đại Quang tha y quyn ca Th tướng Chính ph trình bày khng định: Trong năm 2012, Chính ph đã tp trung ch đạo quyết lit, trin khai thc hin đồng b các gii pháp ưu tiên kim chế lm phát, n định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng mc hp lý, gn vi đổi mi mô hình tăng trưởng và cơ cu li nn kinh tế, nâng cao cht lượng, hiu qu và sc cnh tranh ca nn kinh tế, bo đảm phúc li xã hi, an sinh xã hi, ci thin đời sng nhân dân; gi vng n định chính tr, cng c quc phòng an ninh, trt t an toàn xã hi; nâng cao hiu qu công tác đối ngoi và hi nhp quc tế. Thc hin nghiêm túc ch đạo ca Đảng, Quc hi và Chính ph, lc lượng công an đã phát huy vai trò nòng ct, phi hp vi các ngành, đoàn th tăng cường các bin pháp phòng nga xã hi, phòng nga nghip v, huy động ti đa lc lượng, phương tin, liên tc m nhiu đợt cao đim vn động qun chúng, tn công trn áp ti phm, tp trung vào các địa bàn trng đim v an ninh, trt t. Vì vy đã tiếp tc gi vng n định chính tr, đảm bo trt t, an toàn xã hi; kim chế được tc độ gia tăng ca ti phm, phc v có hiu qu nhim v phát trin kinh tế - xã hi và đối ngoi ca đất nước.

Chiều 22-10, các đại biểu đã nghe Báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2013; báo cáo về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; báo cáo về công tác thi hành án; các báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. 

Báo cáo đánh giá thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày nêu rõ: Với quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất, Chính phủ đánh giá thu ngân sách nhà nước năm 2012 về tổng thể đạt dự toán. Số hụt thu nội địa và xuất nhập khẩu được bù đắp từ tăng thu dầu thô. Tuy nhiên, thu ngân sách thực tế thời gian gần đây có chiều hướng thấp hơn dự báo và có khả năng còn biến động, phụ thuộc vào tình hình phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các thị trường trong, ngoài nước những tháng còn lại của năm. Chính phủ đã và đang chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo số thu theo dự kiến. 

Để hoàn thành dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Chính phủ đưa ra các giải pháp cần tập trung thực hiện trong quý IV-2012 là: thực hiện quyết liệt các giải pháp tài khóa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tăng cường quản lý thu, chống thất thu, nợ đọng thuế; tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả; bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước: bảo đảm thu, chi ngân sách nhà nước và bội chi ngân sách nhà nước theo dự toán. 

Hôm nay, 23-10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Buổi sáng, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; buổi chiều, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

P.V (tng hp)

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều