Báo Đồng Nai điện tử
En

Quy hoạch đất hợp lý cho xã hội hóa giáo dục

12:12, 18/12/2013

(ĐN)- Chiều 17-11, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Nga đã chủ trì buổi giám sát kết quả thực hiện phát triển xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tỉnh.

(ĐN)- Chiều 17-11, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Nga đã chủ trì buổi giám sát kết quả thực hiện phát triển xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tỉnh. Cùng tham dự buổi giám sát có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí.

Con công nhân vui chơi thoải mái tại Trường mầm non Eclat Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, do công ty Eclat xây dựng và giao cho Phòng GD-ĐT huyện quản lý
Con, em công nhân vui chơi tại Trường mầm non Eclat Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch)

Hiện nay, toàn tỉnh có 72 trường mầm non và phổ thông ngoài công lập, trong đó có 45 trường mầm non, 4 trường tiểu học, 1 trường THCS, 22 trường THPT và phổ thông nhiều cấp học..., tăng 8 trường so với năm 2010 (3 huyện: Cẩm Mỹ, Long Thành và Nhơn Trạch chưa có trường THPT ngoài công lập). Số trẻ mầm non ngoài công lập ra lớp gần 52 ngàn trẻ và 26,5 ngàn học sinh bậc phổ thông. Hàng năm, mạng lưới trường đại học, cao đẳng, TCCN ngoài công lập huy động khoảng 10 ngàn học sinh, sinh viên vào học.

Thời gian qua, công tác huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển GD-ĐT cũng đã được các sở, ban, ngành quan tâm. Trong đó, đã xây dựng được Quỹ khuyến học gia đoạn 2011-2013 là 137,2 tỷ đồng; các tổ chức, cá nhân đã đầu tư 80 tỷ đồng và 3 triệu USD để xây dựng và đưa vào hoạt động các trường ngoài công lập như: THCS-THPT Song ngữ Lạc Hồng, TH-THCS-THPT Nguyễn Văn Trỗi, mầm non Thế giới xanh…

Tuy nhiên, ngành GD-ĐT hiện chỉ mới đạt được 1/7 chỉ tiêu đề ra trong việc thực hiện Đề án này. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư không có được quỹ đất sạch để xây dựng trường lớp hoặc có quỹ đất nhưng lại nằm ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn; nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, các thủ tục hành chính chưa nhanh chóng; sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa chặt chẽ và đồng bộ.

Phát biểu tại buổi giám sát, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Nga nhấn mạnh vai trò của UBND tỉnh trong việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án. Đồng thời đề nghị Sở GD-ĐT phải có trách nhiệm trong việc quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, kiểm tra đội ngũ giáo viên, các trường học ngoài công lập để không chỉ xã hội hóa về mặt hình thức; các đơn vị liên quan cần phối hợp, xem xét việc cho vay vốn, quy hoạch, sử dụng, giao đất hợp lý cho các nhà đầu tư, tránh quy hoạch treo, không khả thi; lên kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tư chung tay vì xã hội hóa giáo dục, quyết tâm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

 Hạnh Dung

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích