Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhân lực ngành an toàn thông tin mạng cần cả lượng và chất

10:02, 25/02/2018

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin - truyền thông, nước ta hiện có 8/8 cơ sở đào tạo trọng điểm đã tuyển sinh đào tạo hệ chính quy thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân về an toàn thông tin để triển khai "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020" (gọi tắt là Đề án 99).

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin - truyền thông, nước ta hiện có 8/8 cơ sở đào tạo trọng điểm đã tuyển sinh đào tạo hệ chính quy thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân về an toàn thông tin để triển khai “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 99).

Đề án 99 được thực hiện từ năm 2014. Đến nay, trình độ nhân lực an toàn thông tin ở Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, trong đó hàng ngàn chuyên gia an toàn thông tin của nước ta đã được cấp chứng chỉ quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực phục vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam vẫn cần đảm bảo, quan tâm hơn nữa về cả lượng và chất của nguồn nhân lực.

Các đội tham ra chung kết Cuộc thi quốc gia Sinh viên với An toàn thông tin 2017. (Ảnh: Cao Phương/TTXVN)
Các đội tham ra chung kết Cuộc thi quốc gia Sinh viên với An toàn thông tin 2017. (Ảnh: Cao Phương/TTXVN)

Theo đánh giá của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện Đề án 99, hiện nhiều sinh viên ngành an toàn thông tin đang thiếu kỹ năng mềm để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Phan Tâm cho biết: Tại Việt Nam đang tồn tại sự mất cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực bố trí cũng như nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin.

Trong thời đại kỷ nguyên số, nền công nghệ của một quốc gia không chỉ dựa vào lợi thế về vốn, công nghệ và tài nguyên khoáng sản sẵn có mà còn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo, khả năng cập nhật kỹ năng, kiến thức của đội ngũ nhân lực. Trong đó, ngành an toàn, an ninh thông tin mạng luôn đòi hỏi mỗi chuyên gia phải thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong phòng chống các cuộc tấn công mạng chứ không “ngồi chờ” sự cố xảy ra để khắc phục hậu quả.

Thời gian qua, trong ngành thông tin đã có sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, tập đoàn, doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước để mở thêm các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin. Đây là việc làm cần thiết, góp phần thu hút thêm vốn đầu tư từ các đơn vị tham gia học tập, đào tạo. Bên cạnh đó, để chuẩn bị hội nhập trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi bản thân mỗi sinh viên phải thực sự nỗ lực, chủ động học tập, nghiên cứu tại giảng đường, vừa phải tham gia thực hành các kỹ năng tại các doanh nghiệp.

Ngọc Bích

Tin xem nhiều